Xử lý hành vi lấn chiếm đất hành lang bảo vệ công trình thủy lợi? Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi? Mức xử phạt khi lấn đất thủy lợi, lấn hành lang mương, kè, đập thủy lợi?
Mục lục bài viết
1. Lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi phạt bao nhiêu tiền?
Tóm tắt câu hỏi:
Hỏi về xử lý hành vi lấn chiếm đất hành lang bảo vệ công trình thủy lợi. Căn cứ xử lý tại điều khoản nào thuộc lĩnh vực công trình thủy lợi. Xin
Luật sư tư vấn:
Vấn đề xử lý vi phạm đối với hành vi lấn chiếm đất hành lang bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại Điếu 10, Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:
“Điều 10. Lấn, chiếm đất
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.“
Và Điều 9, Nghị định 139/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 9. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất để làm lều, quán trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn thả gia súc, gia cầm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
c) Xê dịch trái phép mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức trái phép các hoạt động du lịch, thể thao hoặc các dịch vụ khác với mục đích kinh doanh trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng trái phép đường ống dẫn dầu, cấp thoát nước, hệ thống cáp điện, cáp thông tin và các công trình khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
c) Khai thác đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
d) Xây dựng nhà ở, cầu, kè, bến bốc dỡ hàng hóa, nơi sản xuất, bãi chứa vật liệu trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
đ) Chôn chất thải trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất nổ trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, c Khoản 2; Điểm b, c, đ Khoản 4; Khoản 5 và Khoản 6 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1; Điểm a Khoản 2; Điểm a và Điểm d Khoản 4 Điều này.”
2. Xử lý hành vi lấn chiếm đất thủy lợi:
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi có thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mục đích là đất trồng lúa. Từ thửa đất của gia đình tôi ra lộ nông thôn có đường kênh thủy lợi rộng khoảng 3m sử dụng làm đường thoát nước để canh tác lúa, các hộ bên cạnh vẫn sử dụng đường kênh này để thoát nước (sơ đồ địa chính thể hiện đường kênh thủy lợi công cộng từ xưa đến nay), vào khoảng năm 2010 gia đình tôi cùng một số hộ có đặt ống thoát nước khi nhà nước làm đường nông thôn.
Tuy nhiên thửa đất của ông Chương nằm phía ngoài thửa đất của gia đình tôi nên hiện nay ông Chương xúc đất lấp lại đường kênh thủy lợi chỉ còn rộng khoảng 0,5m và không cho gia đình tôi thoát nước trong ruộng làm ảnh hưởng đến việc canh tác lúa. Gia đình tôi có đến trao đổi cùng ông Chương nhưng ông Chương không đồng ý còn thách thức gia đình tôi thưa kiện.
Để có căn cứ và cơ sở yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề nêu trên của gia đình tôi lấy lại công bằng, nên nay gia đình tôi nhờ Luật sư tư vấn giúp gia đình tôi việc ông Chương làm vậy là đúng hay sai? Căn cứ quy định nào để giải quyết sự việc nêu trên. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 12 Luật đất đai năm 2013 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về đất đai như sau:
‘1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.’
Trong trường hợp này, gia đình ông Chương có hành vi lấn chiếm mương ruộng làm ảnh hưởng đến việc canh tác lúa, hành vi này đã vi phạm điều cấm của
Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi lấn chiếm đất như sau:
“4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.”
Đối với hành vi của ông Chương sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 5, Điều 9, Nghị định 139/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính khai thác bảo vệ công trình thủy lợi, như sau:
‘5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi’
Trong trường hợp này, ngoài hình thức xử phạt tiền thì ông Chương bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của công trình thủy lợi.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho bạn và các hộ gia đình xung quanh, bạn có quyền làm đơn tổ cáo gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang có đất để được giải quyết.