Chế độ thai sản trong trường hợp sảy thai? Thuật ngữ tiếng Anh? Các hành vi vi phạm đã thực hiện? Xử phạt vi phạm hành chính? Xử lý hình sự?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) quy định nhiều chế độ liên quan đến thai sản cho lao động nữ. Trong đó có các chế độ hưởng bảo hiểm khi xảy thai, phá thai theo chỉ định của cơ sở y tế. Từ đó mà đảm bảo tinh thần, tâm lý, sức khỏe cũng như quyền lợi vật chất cho lao động nữ. Xuất phát từ quyền lợi này mà các hành vi làm giả giấy xác nhận xảy thai, phá thai cũng được thực hiện. Các hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức, cơ quan liên quan cũng như hoạt động quản lý nhà nước. Cùng tìm hiểu các biện pháp xử lý hành vi vi phạm này theo mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi.
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
–
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Chế độ thai sản trong trường hợp sảy thai:
Chế độ thai sản được BHXH chi trả cho người lao động mang đến các lợi ích vật chất và tinh thần. Cùng tìm hiểu các chế độ sảy thai, phá thai dành cho người lao động nữ có tham gia BHXH.
1.1. Được nghỉ việc trong khoảng thời gian nhất định:
Căn cứ quy định tại Điều 33 –
Cụ thể:
– Khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian tối đa được xác định theo quy định pháp luật. Do đó tùy từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định khoảng thời gian cụ thể cho người lao động.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Từ quy định trên, việc hưởng chế độ thai sản trong trường hợp sảy thai, nạo hút thai phụ thuộc vào chỉ định của cơ sở y tế nhưng không vượt quá thời gian giới hạn ứng với tuần tuổi của thai.
1.2. Được hưởng tiền chế độ sảy thai do cơ quan BHXH chi trả:
Mức hưởng chế độ sẩy thai của lao động nữ được quy định cụ thể. Mức hưởng này được xác định bằng giá trị vật chất tương ứng.
Theo điểm c khoản 1 Điều 39
Mức hưởng | = | 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước | : 30 ngày | x Số ngày nghỉ |
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ nghỉ sẩy thai là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Qua đó hoàn toàn xác định được mức hưởng dành cho người lao động.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Sảy thai tiếng Anh là Miscarriage.
Hành vi làm giả giấy sảy thai tiếng Anh là The act of forging a miscarriage certificate.
Bảo hiểm Xã hội tiếng Anh là Social Insurance.
3. Xác định các hành vi vi phạm được thực hiện:
Hành vi được thực hiện là làm giả giấy sảy thai, phá thai. Tức là làm sai các giấy tờ để nhận được quyền, lợi ích không chính đáng. Ở đây, các chủ thể làm giả giấy tờ và người lao động đều vi phạm quy định về lập, sử dụng hồ sơ giả. Tùy từng trường hợp mà tội danh hình sự được xác định.
– Mặt khách quan.
+ Có hành vi sử dụng giấy tờ giả nhằm để lừa dối doanh nghiệp làm việc và cơ quan BHXH chi trả chế độ thai sản. Mục đích là để được hưởng chế độ thai sản, hưởng các quyền và lợi ích không đúng chế độ.
“Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật. Từ đó mà các trình tự, thủ tục được tiến hành không đúng với sự thật khách quan. Các quyền lợi cũng được xác định cho không đúng đối tượng.
Trong trường hợp này người vi phạm thực hiện hành vi sử dụng kết quả xảy thai, phá thai giả để được nhận tri trả của Bảo hiểm xã hội. Do đó có thể vi phạm hành chính hoặc hình sự tùy vào tính chất của hành vi, mức độ nghiêm trọng của hậu quả.
– Xét mặt khách thể.
+ Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến lợi ích chính đáng của cơ quan Bảo hiểm. Khi cơ quan Bảo hiểm xã hội phải chi trả tiền hưởng chế độ cho không đúng đối tượng. Hoặc phải mất thời gian giải quyết, xác minh các giấy tờ không hợp lệ.
+ Đặc biệt là xâm phạm đến các quy định pháp luật, các quyền lợi chính đáng và nghĩa vụ của người lao động được pháp luật quy định.
+ Các doanh nghiệp nơi người lao động làm việc cũng bị thiếu hụt lao động, ảnh hưởng quyền lợi thực tế của doanh nghiệp.
– Xét mặt chủ quan.
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi đến từ các cơ sở Y tế hoặc cơ sở làm giả giấy tờ yêu cầu có khi nộp hồ sơ hưởng chế độ sảy thai, phá thai. Cũng như đến từ người lao động nữ không thuộc trường hợp hưởng chế độ sảy thai, phá thai.
Các thành phần hồ sơ này được quy định cụ thể trong Điều 102
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
+ Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;
Mục đích nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức như đã phân tích ở trên.
4. Xử phạt vi phạm hành chính:
Hồ sơ được người lao động cung cấp không đúng với chế độ được hưởng. Nói cách khác, người lao động có thể thực tế không mang thai, do đó không sảy thai. Tuy nhiên họ vẫn cung cấp được các giấy tờ cần thiết chứng minh sảy thai, phá thai theo quy định pháp luật.
Quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử lý vi phạm như sau:
“Điều 40. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;”
Phân tích quy định pháp luật:
Người lao động đang kê khai, làm sai hồ sơ để được hưởng bảo hiểm xã hội. Họ đương nhiên bị xử lý vi phạm trong các trường hợp hành vi chưa cấu thành tội phạm.
Vậy khi làm giả giấy tờ nằm viện để hưởng bảo hiểm xã hội, xử phạt tiền hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền đã được nhận do thực hiện hành vi gian lận này.
5. Xử lý hình sự:
Trong một số trường hợp cụ thể, các hành vi này có thể bị cấu thành tội phạm và xử lý hình sự. Nội dung liên quan được quy định trong Điều 214
Quy định pháp luật:
“Điều 214. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Phân tích quy định pháp luật:
Các hành vi được xác định cụ thể theo từng mức độ, tính chất hoặc theo thiệt hại gây ra trên thực tế. Do đó nếu việc làm giả giấy sảy thai, phá thai đáp ứng các căn cứ quy định trên, người thực hiện hành vi có thể phải chấp hành hình phạt tiền, phạt cải tạo hoặc phạt tù.
Vậy việc làm giả giấy tờ nằm viện để hưởng bảo hiểm xã hội được coi là một những trường hợp làm giả hồ sơ gian lận giấy tờ để hưởng bảo hiểm xã hội. Các quyền lợi không được xác định cho đúng đối tượng, đúng tính chất hưởng chế độ. Căn cứ theo quy định trên thì mức phạt sẽ phụ thuộc vào mức chiếm đoạt tài sản từ cơ quan bảo hiểm xã hội.
Hành vi lập hồ sơ giả, dùng hồ sơ giả được xác định cho cả người lao động sử dụng hồ sơ giả hoặc người sản xuất, kinh doanh hồ sơ giả cho người lao động.