Kinh doanh bảo hiểm là gì? Đối tượng áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm?
Bảo hiểm từ khi ra đời cho đến nay đã gắn liền với cuộc sống con người nhưng để có thể hiểu rõ bảo hiểm là gì cũng như những khái niệm xung quanh bảo hiểm thì thì không phải ai cũng nắm được. Hiện nay, thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm đã không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh theo hình thức kinh doanh này và các chủ thể có liên quan. Hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm luôn là một trong số những vấn đề rất được quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 48/2018/NĐ-CP của Chính Phủ:
– Nghị định số 98/2013 NĐ-CP của Chính Phủ.
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh bảo hiểm là gì?
Kinh doanh bảo hiểm được biết đến là một hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích để sinh lợi. Dựa theo hình thức kinh doanh này các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ chấp nhận rủi ro của các chủ thể là người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm phải có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm để từ đó các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho chủ thể là người thụ hưởng hoặc bồi thường cho chủ thể là người được bảo hiểm khi có những sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Trong kinh doanh bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo đúng quy định của pháp
Chủ thể là người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo đúng như hợp đồng bảo hiểm đã thực hiện ký kết với doanh nghiệp bảo hiểm. Chủ thể là người được bảo hiểm có thể cũng chính là người thụ hưởng. Người thụ hưởng bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
Sự kiện bảo hiểm chính là một sự kiện có ý nghĩa khách quan do các bên tham gia bảo hiểm thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi có sự kiện đó xảy ra thì các doanh nghiệm bảo hiểm sẽ có trách nhiệm cần phải trả tiền bảo hiềm cho chủ thể là người thụ hưởng hoặc thực hiện bồi thường cho chủ thể là người được bảo hiểm. Phí bảo hiểm được hiểu chính là khoản tiền mà chủ thể là bên bảo hiểm sẽ có trách nhiệm cần phải đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp theo đúng như thời hạn bảo hiểm và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Về bản chất thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích để có thể thu lợi nhuận.
2. Đối tượng áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:
Đối tượng áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
– Các cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì sẽ bị áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
– Các tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm này bao gồm các đối tượng sau đây: doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; những chi nhánh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, đại lý bảo hiểm và các tổ chức khác có liên quan quy định tại Nghị định số 48/2018/NĐ-CP của Chính Phủ.
Như vậy, các đối tượng là các cá nhân và tổ chức được nêu trên sẽ áp dụng quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Việc áp dụng quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính cần được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
3. Quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm:
Theo quy định nghị định số 48/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013 NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh sổ xố thì mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tối đa trong giai đoạn hiện nay là mức 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng. Ta nhận thấy rằng, mức xử phạt đối với tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với cùng hành vi vi phạm.
Nghị định số 48/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013 NĐ-CP được ban hành cũng đã quy định rõ về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Hành vi này sẽ có mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khi không thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thực hiện môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm khi doanh nghiệp này hiện đang hoạt động ở Việt Nam.
Cùng với đó thì các hành vi vi phạm các quy định về môi giới bảo hiểm của các chủ thể cũng sẽ bị phạt tiền ở các mức khác nhau cụ thể như sau:
– Các chủ thể cũng sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi ngăn cản chủ thể là bên mua bảo hiểm, các đối tượng là người được bảo hiểm thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc có hành vi xúi giục đối với chủ thể là bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thực hiện việc kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
– Các chủ thể cũng sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau: hành vi tư vấn cho các đối tượng khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn khi so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác nhằm mục đích để có thể thu được hoa hồng môi giới cao hơn; hành vi tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm bắt buộc không đúng như các quy định của pháp luật; Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các hành vi không thỏa thuận bằng văn bản với chủ thể là bên mua bảo hiểm hoặc các bên có thỏa thuận bằng văn bản nhưng thỏa thuận này giữa các bên lại không nêu rõ nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm theo đúng như các quy định của pháp luật.
– Các chủ thể cũng sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong việc sử dụng các chủ thể là những nhân viên khi các đối tượng này chưa có chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm hoặc môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật tại Nghị định số 48/2018/NĐ-CP cũng đã bổ sung hình phạt đối với một số hành vi vi phạm về Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt Văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bị phạt cảnh cáo bao gồm các hành vi sau đây:
– Hành vi không thực hiện đăng báo hàng ngày trong 05 số báo liên tiếp về những nội dung phải công bố theo quy định của pháp luật.
– Hành vi công bố không đúng thời hạn một trong những nội dung trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Hành vi không công bố các nội dung hoặc nội dung sửa đổi, bổ sung tại Giấy phép đặt Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cần lưu ý đối với hành vi các chủ thể sửa chữa Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện, ngoài bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng còn bị tịch thu tang vật.
Pháp luật cũng quy định về hình thức phạt tiền từ 90 đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về gian lận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà số tiền chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng hoặc hành vi đó gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:
– Quy định mức phạt tiền từ 90 đến 100 triệu đồng đối với hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật hiện hành.
– Quy định mức phạt tiền từ 90 đến 100 triệu đồng đối với hành vi giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
– Quy định mức phạt tiền từ 90 đến 100 triệu đồng đối với hành vi giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
– Quy định mức phạt tiền từ 90 đến 100 triệu đồng đối với hành vi tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp mà pháp luật có quy định khác.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, pháp luật nước ta cũng đã quy định khá cụ thể về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Căn cứ vào tính chất và mức độ cụ thể của hành vi mà các chủ thể sẽ bị áp dụng mức xử phạt hành chính phù hợp. Việc ban hành các quy định này có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.