Xử lí vi phạm pháp luật về các hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.
Xử lí vi phạm pháp luật về các hành vi bạo lực gia đình
Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định .
Điều 42 Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Và tại điều 43 quy định về vấn đề áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng đối với những người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, không thể giáo dục, khuyên nhủ. Đây là cơ sở để đưa ra các biện pháp áp dụng với người có hành vi bạo lực với vợ/ chồng mình.
Ngoài ra, tại Nghị định 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đưa ra các mức xử phạt hành chính như sau :
Điều 4. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền cụ thể đối với từng hành vi vi phạm được quy định tại Chương II Nghị định này.
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài ra còn có mức xử phạt bổ sung tại khoản 2 điều này như Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề, Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Và các biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản3-Nghị định này, các hành vi bạo lực được quy định cụ thể mức phạt, mức phạt tiền,… như Điều 13 . Theo quy định của nghị định ,vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực,vi phạm hành chính sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng hoăc đến 30 triệu đồng,ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung khác. Đối với hành vi đánh người gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự về tội “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quy định pháp luật về hành vi bạo lực gia đình
– Quyền yêu cầu xử lý về hành vi bao lực gia đình
– Xử lý hành vi bạo lực gia đình
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại