Xe tự chế là một trong những loại xe vô cùng nguy hiểm khi lưu thông, tuy nhiên bất chấp quy định cấm của pháp luật, nhiều người vẫn có hành vi làm xe tự chế, thay đổi kết cấu phương tiện, trang trí thêm nhiều bộ phận linh kiện không cần thiết so với thiết kế ban đầu. Vậy xe tự chế là gì? Và đi xe tự chế bị phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Xe tự chế là xe gì?
Trước hết, xe tự chế là một trong những loại phương tiện dễ dàng bắt gặp khi lưu thông trên đường bộ. Xe tự chế có thể hiểu là loại phương tiện không bảo đâu và không đứng đắn những điều kiện chuẩn kỹ thuật an toàn, được sản xuất và lắp ráp trái quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Bao gồm nhiều loại xe tự chế khác nhau, cụ thể như sau:
– Xe công nông, hay còn được gọi là xe đầu ngang, xe độ chế … Đây được xem là loại phương tiện lắp ráp các động cơ xilanh, tận dụng các tổng thành của phương tiện xe ô tô để cấu thành một loại phương tiện tự chế trái quy định pháp luật;
– Phương tiện máy kéo nhỏ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, các phương tiện này thông thường có chức năng đa dụng như bơm nước, phát điện, vận chuyển, làm đất …;
– Phương tiện xe thô sơ ba bánh, xe thô sơ bốn bánh, ngoại trừ phương tiện xe ba bánh được sử dụng làm phương tiện cho các thương binh, xe tự chế dành cho những người tàn tật, có đăng ký và có biển số.
Như vậy, xe tự chế là một trong những loại phương tiện cấm lưu thông trên đường bộ phải đi sử dụng các loại xe tự chế dễ xảy ra tai nạn gây ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Mặc dù đã bị cấm và thường xuyên được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, phổ biến tuy nhiên hiện nay, các phương tiện xe công nông, các phương tiện xe tự chế, xe ba bánh, xe bốn bánh, xe máy cày, máy kéo vận chuyển nông sản, các loại phương tiện chở vật liệu xây dựng lưu thông trên tuyến giao thông đường bộ … nhất là trên các tuyến đường liên thôn/liên tỉnh vô cùng phổ biến. Trên thực tế hiện nay, rất phổ biến tình trạng người tham gia giao thông bất chấp quy định của pháp luật, nhiều người có hành vi tự chế, thay đổi kết cấu phương tiện, trang trí thêm một số bộ phận không cần thiết, độ xe, thay thế linh kiện sai khác so với thiết kế ban đầu của các nhà sản xuất. Nhiều người không ngại thay đổi thiết kế của phương tiện chỉ nhằm mục đích gây ấn tượng và chứng minh sự khác biệt với mọi người xung quanh. Thế nhưng đây là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi “sử dụng xe tự chế trái quy định pháp luật”.
2. Đi xe tự chế bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 của
(1) Đối với người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Điều khiển phương tiện đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, quá thời hạn cho phép;
– Điều khiển các loại phương tiện sản xuất và lắp ráp trái quy định của pháp luật tham gia giao thông đường bộ.
Đồng thời, người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị các dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu phương tiện, tức quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng.
(2) Đối với người điều khiển phương tiện xe ô tô, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với những đối tượng là người điều khiển phương tiện xe ô tô có hành vi sử dụng xe tự chế tham gia giao thông đường bộ trái quy định pháp luật. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện ô tô thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính bổ sung đó là bị tịch thu phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng.
(3) Đối với người điều khiển phương tiện máy kéo, xe máy chuyên dùng phải phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi thực hiện hành vi: Điều khiển phương tiện hoạt động không đúng phạm vi theo quy định của pháp luật, điều khiển các loại máy kéo hoặc xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp, cải tạo trái quy định của pháp luật trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Đồng thời, người điều khiển phương tiện máy kéo, xe máy chuyên dùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong trường hợp điều khiển máy kéo, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp điều khiển xe máy chuyên dùng trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng.
3. Có được đưa xe tự chế vào tham gia giao thông không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ bao gồm:
– Hành vi phá hoại đường, cầu, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, dải phân cách, hệ thống thoát nước, công trình thuỷ lợi thuộc hệ thống kết cấu giao thông đường bộ khác;
– Sử dụng lòng lề đường, sử dụng hè phố trái quy định của pháp luật;
– Đưa các loại phương tiện xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không đáp ứng đầy đủ điều kiện về tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường tham gia vào giao thông đường bộ;
– Có hành vi thay đổi tổng thành, kết cấu, linh kiện, phụ kiện của phương tiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kĩ thuật trong quá trình kiểm định;
– Có hành vi đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách đánh võng trên đường bộ;
– Có hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi trong cơ thể có sử dụng chất ma túy, trong máu hoặc trong hơi thở có chứa nồng độ cồn;
– Điều khiển phương tiện xe cơ giới khi không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật;
– Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho những người không đáp ứng đầy đủ điều kiện điều khiển phương tiện đó tham gia giao thông đường bộ;
– Điều khiển phương tiện xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, có hành vi vượt ẩu, giành đường trái quy định của pháp luật;
– Và một số hành vi khác căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019.
Theo đó thì có thể nói, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019, hành vi đưa xe cơ giới, các loại phương tiện xe máy chuyên dùng không đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật vào lưu thông là một trong những hành vi bị nghiêm cấm tham gia giao thông đường bộ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông;
– Chỉ thị 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
THAM KHẢO THÊM: