Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, có thể do mâu thuẫn thù hằn cá nhân, hoặc hành vi sai phạm trong quá trình xây dựng ... vô nhà hàng xóm đã không tạo điều kiện xây nhà cho các bất động sản liên kê. Vậy trong quá trình xây nhà bị hàng xóm quấy phá, cản trở thì phải xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xây nhà bị hàng xóm quậy phá, cản trở phải xử lý thế nào?
Trước hết cần phải khẳng định, xây nhà là nhu cầu cá nhân của người sử dụng đất, và đây là nhu cầu hợp pháp, không cần phải xin phép hàng xóm khi xây nhà. Căn cứ theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng. Theo đó:
-
Chủ sở hữu, các chủ thể có quyền khác đối với tài sản bắt buộc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về xây dựng và đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng;
-
Không được xây dựng công trình vượt quá độ cao, vượt qua khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định;
-
Không được xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, những người có quyền đối với tài sản là bất động sản liền kề xung quanh.
Theo đó, khi xây dựng nhà thì chủ sở hữu cần phải tôn trọng quy tắc xây dựng nêu trên. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với loại hình nhà ở riêng lẻ bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, bản vẽ thiết kế thi công công trình xây dựng, đối với các công trình xây dựng có công trình liên kê thì cần phải có bản cam kết đảm bảo an toàn đối với công trình liên kê.
Như vậy, pháp luật hiện nay không quy định về việc xây nhà thì cần phải xin phép ý kiến của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu bất động sản trong quá trình thực hiện quyền sử dụng đất của mình cần phải cam kết đảm bảo an toàn đối với các công trình liên kê.
Trên thực tế, trong quá trình xây nhà thì người dân gặp phải rất nhiều vấn đề tranh chấp và mâu thuẫn khác nhau. Có thể do mâu thuẫn cá nhân hoặc do hành vi vi phạm quy định của pháp
Thứ nhất, thỏa thuận thương lượng. Vấn đề bị hàng xóm cản trở là một trong những vấn đề phổ biến khi xây nhà. Gia chủ cần phải xem xét và đánh giá quá trình xây nhà của mình có ảnh hưởng đến bất động sản xung quanh hay không. Trong trường hợp nhận thấy hành vi xây nhà của mình làm ảnh hưởng hoặc thậm chí có nguy cơ sụp đổ cho các bất động sản xung quanh thì cần phải cẩn thận xem xét, vì khi thiệt hại có xảy ra thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hàng xóm với mức tổn thất khá tốn kém. Khi xác định được hành vi xây nhà của mình không vi phạm quy định của pháp luật đất đai và không ảnh hưởng đến các công trình lân cận, gia chủ nên yêu tiên thương lượng với hàng xóm để có thể giải quyết những mâu thuẫn. Pháp luật đất đai luôn luôn ưu tiên sự thỏa thuận và tự thương lượng của các bên.
Thứ hai, khởi kiện giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án. Căn cứ theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với quá trình thực hiện quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Theo đó, khi thực hiện quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, chúng ta có quyền hoàn toàn có thể yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật bắt buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm đó hoặc có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền là Toà án/cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm của mình. Vì vậy, trong trường hợp đã thương lượng thỏa thuận với hàng xóm tuy nhiên không thành công, gia chủ hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi có đất hoặc các cơ quan nhà nước khác như Công an cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để giải quyết việc hàng xóm cắn chó không cho xây nhà.
Thứ ba, tố cáo hành vi vi phạm và yêu cầu xử phạt hành chính. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, người nào có hành vi cản trở hoặc gây thiệt hại đến quá trình sử dụng đất của người khác thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, người đưa chất thải/đưa các chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình nhằm mục đích gây cản trở/gây thiệt hại cho quá trình sử dụng đất của người khác thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Trong trường hợp thực hiện hành vi xây tường, xây hàng rào, đào bới nhằm cản trở/gây thiệt hại cho quá trình sử dụng đất của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
2. Hành vi quậy phá, cản trở hàng xóm xây nhà có bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Luật Đất đai năm 2013 có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai. Bao gồm:
-
Hành vi lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất đai;
-
Vi phạm quy hoạch, vi phạm kế hoạch sử dụng đất đã được công bố;
-
Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích;
-
Không thực hiện đúng và đầy đủ quy định của pháp luật về đất đai khi thực hiện quyền của người sử dụng đất;
-
Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức đối với hộ gia đình, đối với cá nhân theo quy định của pháp luật đất đai;
-
Sử dụng đất, thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất tuy nhiên không thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
-
Không thực hiện đúng nghĩa vụ, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước;
-
Có hành vi lợi dụng chức vụ, lợi dụng quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật quản lý đất đai;
-
Không cung cấp thông tin về đất đai, hoặc cung cấp thông tin về đất đai tuy nhiên không chính xác theo quy định của pháp luật;
-
Có hành vi gây cản trở, gây khó khăn đối với quá trình thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hành vi cản cho hàng xóm xây nhà là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai, cản trở đến quá trình thực hiện quyền của người sử dụng đất trái quy định của pháp luật.
3. Quậy phá, cản trở hàng xóm xây nhà có bị truy cứu hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai. Theo đó, hành vi cản trở hàng xóm xây nhà trong trường hợp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến khách thể do bộ luật hình sự bảo vệ thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai căn cứ theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo đó, người nào có hành vi lấn chiếm đất, có hành vi chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, người đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã từng bị kết án về tội này, tuy nhiên chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm, thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung hình phạt tăng nặng của tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai là phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi có một trong các tình tiết định khung tăng nặng như: Có tổ chức, phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Tóm lại, người có hành vi sử dụng đất trái quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Hình phạt cơ bản (thấp nhất) đối với tội danh này là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Khung hình phạt bổ sung được áp dụng là người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
THAM KHẢO THÊM: