Hiện nay, có nhiều công trình sai phép được xây dựng "hoành tráng" trên đất rừng phòng hộ, điển hình là tại các khu đất của hồ thủy điện. Vậy theo quy định của pháp luật, hành vi xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ bị xử lý thế nào?
1.1. Có được xây nhà trên đất rừng phòng hộ hay không?
Hiện nay có rất nhiều trường hợp xây dựng nhà trên đất rừng phòng hộ. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì có được phép xây nhà trên đất rừng phòng hộ hay không? Căn cứ theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường thì đất rừng phòng hộ hiện nay được ký hiệu là RPH, là loại đất đang có rừng và đất đang được sử dụng nhằm mục đích phát triển rừng và phục vụ cho quá trình bảo vệ nguồn nước và bảo vệ đất, phục vụ cho hoạt động chống xói mòn và sạt lở, phục vụ cho nhu cầu phòng chống lũ quét và lũ ống, hoặc chống sa mạc hóa và hạn chế thiên tai … bảo vệ tốt nhất đời sống của con người, cung ứng các dịch vụ về môi trường rừng. Đất rừng phòng hộ hiện nay bao gồm nhiều loại, có thể là đất rừng phòng hộ tự nhiên, đất có rừng phòng hộ là rừng trồng, hoặc đất đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định của Luật nhà ở năm 2022 hiện nay, thì các loại đất cần phải được sử dụng đúng mục đích, nhà ở chỉ được phép xây dựng trên một loại đất duy nhất đó là đất thổ cư, vì thế các loại đất khác khi muốn xây dựng nhà ở thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo như phân tích ở trên thì đất rừng phòng hộ không có mục đích để xây dựng nhà ở, do đất rừng phòng hộ là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, vì vậy nhà ở không thể xây dựng trên đất rừng phòng hộ. Muốn xây dựng nhà ở thì các chủ thể phải thực hiện hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng phòng hộ sang đất thổ cư. Tuy nhiên trong các trường hợp quy định chuyển mục đích sử dụng đất thì không có trường hợp quy định, chuyển từ đất rừng phòng hộ sang đất phi nông nghiệp, mà chỉ được phép chuyển từ đất rừng phòng hộ sang đất sử dụng vào mục đích khác trong cùng nhóm đất nông nghiệp.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 12 của
– Nghiêm cấm hành vi lấn chiếm hoặc hủy hoại đất đai trái quy định;
– Nghiêm cấm hành vi vi phạm quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được chủ thể có thẩm quyền công bố;
– Không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích quy định của pháp luật.
Như vậy hành vi xây dựng nhà trên đất rừng phòng hộ là hành vi sử dụng đất không đúng mục đích theo quy định của pháp luật, hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn cấu thành tội phạm theo
1.2. Mức xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ, có ghi nhận về mức xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ khi không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên
Ngoài ra thì đối với các chủ thể thực hiện hành vi xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ còn có thể bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi thực hiện hành vi vi phạm (phá dỡ công trình vi phạm trên đất rừng phòng hộ, nếu không tự nguyện và dỡ thì sẽ tiến hành cưỡng chế);
– Buộc đăng ký đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp có đầy đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất;
– Buộc nộp lại số loại bất hợp pháp do quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà có.
Như vậy theo như phân tích ở trên, không thể xây dựng nhà ở trên đất rừng phòng hộ, hành vi này sẽ bị coi là vi phạm pháp luật, nếu cố tình xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính, có thể khái quát trong bản dưới đây:
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép | Mức phạt (triệu đồng) |
Dưới 0,02 héc ta | 03 – 05 |
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta | 05 – 10 |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta | 10 – 15 |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | 15 – 30 |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | 30 – 50 |
Từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta | 50 – 100 |
Từ 05 héc ta trở lên | 100 – 250 |
2. Hành vi xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Nếu như các chủ thể có hành vi xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và thỏa mãn đầy đủ có cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 243 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội huỷ hoại rừng.
Tội hủy hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng mà thuộc một trong các trường hợp được điều luật quy định. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.) Rừng nói trong tội phạm này bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp. Rừng còn được chia thành rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Trong đó, rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ được phân thành các loại rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo đó, điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, ngoài ra còn bao gồm các khung hình phạt tăng nặng với mức hình phạt lên đến 15 năm.
3. Quy trình xử phạt hành vi xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ:
Quy trình xử phạt và cưỡng chế đối với các chủ thể thực hiện hành vi xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, cụ thể như sau:
Bước 1: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và
Bước 2: Người đã ra quyết định cưỡng chế sẽ có nhiệm vụ tổ chức thi hành cưỡng chế trên thực tế. Khi nhận được quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ thì các chủ thể được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.
Bước 3: Nếu như người bị cưỡng chế từ chối phá gỡ công trình xây dựng vi phạm trên đất rừng phòng hộ thì người tổ chức cưỡng chế sẽ phải lập biên bản ghi rõ số lượng và tình trạng của từng loại tài sản và thuê tổ chức có đầy đủ điều kiện để tham dự và bảo quản tài sản đó tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế, và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân có tài sản đến nhận tài sản. Cá nhân có tài sản phải chịu toàn bộ trách nhiệm về chi phí vận chuyển và bảo quản tài sản.
Bước 4: Tổ chức có thẩm quyền cưỡng chế phải lập biên bản thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định của pháp luật, trong đó phải đảm bảo chữ ký của cá nhân có tài sản cưỡng chế và chữ ký của người làm chứng. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc họ có mặt nhưng từ chối ký vào biên bản thì vấn đề này phải được ghi rõ vào biên bản và nêu rõ lý do.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.