Quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản? Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy?
Chúng ta có thể thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền sở hữu đối với một loại tài sản nào đó, Chủ sở hữu sẽ có các quyền đối với tài sản theo quy định của pháp luật như chiếm hữu, sử đụng, định đoạt đối với tài sản mà không vi phạm các quy định của pháp luật đề ra. Tài sản có các loại khác nhau, để xác định được chủ sở hữu đối với các trường hợp cụ thể như quyền sở hữu đối với tài sản chôn giấu được tìm thấy là ai? để Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chôn giấu được tìm thấy cần căn cứ vào đâu? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chôn giấu được tìm thấy
“Điều 229. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo đó, nếu muốn xác định được chủ sở hữu của tài sản này thì cần xác định được giá trị của tài sản được tìm thấy để xác định Quý Khách có được sở hữu toàn bộ hay một phần tài sản sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của điều luật nêu trên.
Ví dụ minh họa: Bà A có ý định xây lại ngôi nhà nên đã thuê người đến đào móng. Trong quá trình đào, người làm thuê đã đào được 1 hũ vàng. Bà A lấy hũ vàng và cho họ mỗi người một ít tiền nhưng họ không chịu vì họ cho rằng họ là người đào được thì phải là của họ. Hỏi trong trường hợp này hũ vàng đó sẽ thuộc quyền sở hữu của ai?
Theo đó chúng ta có thể giải quyết tình huống này theo cách đó là căn cứ theo quy định của pháp luật tại điều luật trên thì khi đào được hũ vàng mà không xác định được ai là chủ sở hữu thì bà A và người làm thuê có trách nhiệm thông báo cho ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan có thẩm quyền; trong thời gian thông báo, bà A hoặc người làm thuê có thể tạm thời chiếm giữ hũ vàng đó. Sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định:
Trong trường hợp đối với các loại tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
Ngoài ra nếu loại tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
2. Tìm thấy tài sản là cổ vật thì thuộc quyền sở hữu của ai?
Căn cứ dựa trên quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 chủ thể tìm thấy cổ vật sẽ có trách nhiệm thông báo hoặc giao nộp số tài sản do ông tìm thấy cho ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Theo đó sau khi giao nộp thì cá nhân tìm thấy cổ vật đó sẽ có các quyền lợi của người tìm thấy tài sản được chia ra hai trường hợp cụ thể như sau:
Thứ nhất đó là quyền lợi đối với trường hợp tìm thấy tài sản mà không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa và có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì tài sản thuộc sở hữu của người tìm thấy theo quy định tức là người tìm thấy có quyền sở hữu hợp pháp đối với loại tài sản tìm thất này. Nếu thuộc trường hợp mà tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và theo quy định thì phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Thứ hai, quyền lợi đối với trường hợp tìm thấy tài sản là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa căn cư theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì tài sản đó sẽ thuộc về Nhà nước. Trong trường hợp này thì người tìm thấy tài sản đó cũng có quyền lợi đó là sẽ được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Về mức thưởng đối với cá nhân tìm thấy và giao nộp tài sản là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật được quy định tại Điều 30 Nghị định 29/2018 cụ thể đó là:
– Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỉ lệ trích thưởng là 30%.
– Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỉ lệ trích thưởng là 15%.
– Phần giá trị của tài sản trên 1 tỉ đồng đến 10 tỉ đồng thì tỉ lệ trích thưởng là 1%. Phần giá trị của tài sản trên 10 tỉ đồng thì tỉ lệ trích thưởng là 0,5%.
Trên thực tế có thể thấy có rất nhiều trường hợp không xác định được giá trị của tài sản thì cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng theo quy định. Ngoài ra có những trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định về vấn đề mức thưởng đối với việc tìm thấy loại tài sản này.
Bên cạnh đó nếu người phát hiện hoặc tìm thấy những vật có giá trị mà không giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể bị xử phạt hành chính 2-5 triệu đồng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội… và sẽ bị tịch thu tang vật theo quy định của nghị định này. Nếu người tìm thấy tài sản cố tình không giao nộp tài sản là di vật, cổ vật hoặc bảo vật quốc gia thì bị phạt tù 1-5 năm theo quy định tại Điều 176
Theo đó chúng tôi có thể đưa ra kết luận đó là chủ sở hữu của cổ vật được cá nhân nào đó tìm thấy đầu tiên phải giao nộp cho cơ quan co thẩm quyền xác minh xem loại tài sản đó có thuộc loại cổ vật, di tích lịch sử hay không, vì nếu là di tích lịch sử cần được bảo tồn và lưu giữ, khi phát hiện vật có giá trị dưới lòng đất thì cá nhân và gia đình tìm thấy nên có biện pháp bảo vệ tài sản được tìm thấy đp. Đồng thời cá nhân phát hiện ra cổ vật hay tài sản có giá trị cần phải có trách nhiệm thông báo và giao nộp số tài sản trên cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định phap luật đề ra. Bên cạnh đó sau khi đã giao nộp cho cơ quan nhà nước cá nhân tìm thấy loại tài sản chon dấu được tìm thấy này thì họ cũng có một số quyền theo quy định của pháp luật về việc họ sẽ được hưởng một phần giá trị của tài sản do cá nhân đó tìm thấy hoặc được nhận tiền thưởng với mức như đã nêu trên theo quy định của pháp luật hiện hành.
Qua bài viết này công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp thông tin cho bạn đọc về nội dung Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chôn giấu được tìm thấy và các thông tin pháp lý khác liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.