Tài sản chung của hộ gia đình do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ gia đình theo quy định của pháp luật. Cùng tìm hiểu tài sản chung của hộ gia đình là gì? Quy định tài sản chung của hộ gia đình.
Mục lục bài viết
1. Tài sản chung của hộ gia đình là gì?
Tài sản của hộ gia đình là các tài sản thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình. Nó rất đa dạng và được hình thành từ nhiều căn cứ khác nhau. Các nguồn hình thành nên tài sản của hộ gia đình có thể kể đến như: các thành viên hộ gia đình đóng góp; các thành viên cùng tạo lập ra từ hoạt động sản xuất – kinh doanh họp pháp của cả hộ; tài sản do hộ gia đình được tặng cho chung; tài sản do được thừa kế chung; tài sản hình thành từ những căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
Các thành viên hộ gia đình được xác định là đồng chủ sở hữu đối với những tài sản này. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình được thực hiện theo sự thỏa thuận của các thành viên.
Đối với những tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký, hoặc những tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt cần được sự thỏa thuận và đồng ý của tất cả các thành viên hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các thành viên về việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản chung thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản này được thực hiện theo quy định pháp luật về tài sản thuộc hình thức sở hữu chung theo phần.
2. Chia tài sản thuộc sở hữu chung:
Tại Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung theo quy định của
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Như vậy, Đối với mỗi đồng sở hữu chung đều có quyền yêu cầu phân chia tài sản và quyền này chỉ bị hạn chế trong trường hợp đã có sự thỏa thuận trước đó của các chủ sở hữu chung về thời hạn được phân chia. và trong Thời hạn duy trì tài sản chung có thể xác định bằng một khoảng thời gian hoặc bằng một sự kiện cụ thể. và trước hết tài sản chung được chia bằng hiện vật. Nếu tài sản chung không thể chia cắt theo hiện vật thì chủ thể yêu cầu chia được quyền bán phần quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung đó theo quy định của pháp luật
Ví dụ trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung có nghĩa vụ phải trả tiền cho một chủ thể khác theo bản án của
3. Quy định về định đoạt tài sản chung:
– Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
– Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được
– Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
– Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
– Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định
Theo đó Căn cứ vào tài sản chung là hợp nhất hay theo phần mà quyền định đoạt đối với tài sản này có sự khác biệt với nhau. Do bạn không nói cụ thể tài sản của bạn thuộc loại tài sản chung như thế nào nên xin căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 223 để xác định cụ thể trường hợp của mình theo quy định và thực hiện đầy đủ các trình tự và thủ tục được quy định.
ví dụ A cùng năm người bạn góp tiền mua chung một căn hộ chung cư để cho người nước ngoài thuê và giao ước với nhau căn hộ này là sở hữu chung của tất cả mọi người với một điều kiện chỉ bán căn hộ này chia tiền sau mười năm kể từ ngày mua và Sau khi cho thuê được bốn năm thì có một người trong số họ đòi bán nhà để chia tiền trước thời hạn vì giá nhà đất hiện nay đang có nhiều biến động, bốn người còn lại không đồng ý? Trong trường hợp các bên vẫn không thỏa thuận được với nhau thì phải làm như thế nào?
Theo quy định của pháp luật, việc định đoạt tài sản chung này do các đồng sở hữu thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên khi mua họ có thỏa thuận 10 năm sau mới được bán tuy nhiên và thỏa thuận này không mang tính pháp lý mà chỉ là giao kèo bằng miệng giữa các bên. Do đó, nên hiện nay sau 4 năm có một người muốn bán phần quyền sở hữu của mình thì tất cả các đồng sở hữu phải thỏa thuận lại với nhau về vấn đề này. Va Khi một chủ sở hữu muốn bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác có quyền ưu tiên mua, trong vòng 3 tháng mà các chủ sở hữu chung khác không mua thì người này có quyền bán cho người khác phần quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật
4. Xác định, phân chia, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình:
Luật sư tư vấn:
Như thông tin bạn cung cấp: ông ngoại bạn đứng tên trong Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) với tư cách là sở hữu cá nhân hay đại diện của hộ gia đình. Trong trường hợp ông ngoại bạn là đại diện hộ gia đình đứng tên trên Sổ đỏ, thì theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản chung của hộ gia đình như sau:
Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ. Điều 218. Định đoạt tài sản chung và điều Chia tài sản thuộc sở hữu chung theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định
Như vậy, khi thực hiện việc thế chấp Sổ đỏ, bạn cũng có quyền ngang với những người khác trong hộ khẩu khi bạn từ đủ 15 tuổi.
Trong trường hợp ông ngoại bạn đứng tên trên Sổ đỏ với tư cách cá nhân thì quyền định đoạt cũng thuộc về riêng ông ngoại bạn, tức trên hợp đồng thế chấp vay tài sản chỉ cần chữ ký của ông bạn.