Hiện nay, công chức, viên chức chiếm số lượng lớn trong lực lượng lao động ở nước ta. Các vấn đề liên quan đến đối tượng này luôn được mọi người quan tâm. Vậy viên chức, công chức hành chính là gì? Bài viết dưới đây sẽ phân tích, làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Viên chức hành chính là gì?
– Theo quy định tại
– Viên chức hành chính là cách gọi thực tế của nhiều người về viên chức. Bởi họ là những cá nhân làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (tức làm việc tại cơ quan Nhà nước). Viên chức hành chính được hiểu là những công dân Việt Nam qua quá trình tuyển dụng theo một quy trình nhất định để vào làm tại các vị trí công việc cụ thể:
+ Địa điểm công tác là làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sự quản lý của Nhà nước;
+ Chế độ hợp đồng làm việc của viên chức theo quy định mới nhất tại Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2019 (với nội dung sửa đổi, bổ sung điều 25 trong luật viên chức 2010), có hiệu lực thi hành từ 01/07/2020 là chế độ hợp đồng làm việc có xác định thời hạn.
Ví dụ: Chị Vũ Thị H là giáo viên giảng dạy tại một trường THPT của huyện B. Năm 2017, chị xét tuyển viên chức và đã đỗ. Như vậy, chị H được xem là viên chức công tác tại 1 đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước quản lý (trường học).
– Ngạch viên chức là sự phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp của họ. Các chuyên ngành viên chức có thể kể đến một vài ngành như y tế, giáo dục, giải trí, khí tượng… các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác.
+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp.
+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính.
+ Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên.
+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự.
+ Ngạch nhân viên.
– Theo quy định tại
+ Có đơn đăng ký dự tuyển;
+ Viên chức có lý lịch rõ ràng;
+ Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
+ Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
+ Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được vi phạm quy định pháp luật;
+ Có văn bản, hành nghề, chứng chỉ đào tạo hoặc năng khiếu phù hợp với vị trí việc làm. Không phân biệt loại hình đào tạo, chứng chỉ, văn bằng, trường ngoài công lập, trường công lập;
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực như văn nghệ, thể dục, văn hóa, thể thao, tuổi dự tuyển viên chức có thể thấp hơn 18 tuổi, nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên đồng thời phải có văn bản đồng ý của người đại diện theo quy định pháp luật.
Pháp luật quy định khá chặt chẽ về việc xét tuyển viên chức. Theo đó, chỉ khi đảm bảo các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, cá nhân mới có thể xét tuyển vào viên chức.
2. Công chức hành chính:
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BNV ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, công chức chuyên ngành hành chính gồm 5 ngạch công chức: Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên.
Theo Thông tư này, những công chức này làm việc chuyên ngành hành chính trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
– Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức theo khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức. Cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức là tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch phù hợp với vị trí việc làm và mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm.
3. Có bao nhiêu ngạch công chức?
Theo Khoản 1 Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008, được bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì Ngạch công chức bao gồm:
+ Chuyên viên cao cấp và tương đương;
+ Chuyên viên chính và tương đương;
+ Chuyên viên và tương đương;
+ Cán sự và tương đương;
+ Nhân viên.
+ Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
Như đã chia sẻ tại phần trên, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BNV ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, công chức chuyên ngành hành chính gồm 5 ngạch công chức, mỗi ngạch có chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn khác nhau. Dưới đây là các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và chức trách tương ứng:
Ngạch Chuyên viên cao cấp:
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhà nước trong cơ quan, tổ chức hành chính ở Trung ương hoặc cấp tỉnh, chịu trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, thẩm định, hoạch định chính sách, chiến lược vĩ mô theo ngành, lĩnh vực hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương.
Ngạch Chuyên viên chính:
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhà nước trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trên địa bàn từ cấp huyện trở lên.
Ngạch Chuyên viên:
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.
Ngạch Cán sự:
Là công chức thực thi các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể theo yêu cầu của vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên.
Ngạch Nhân viên:
Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, được bố trí ở các vị trí việc làm được xác định là công chức tại các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Nhà nước đang thực hiện tinh giản biên chế trong bộ máy Nhà nước. Do đó, việc xét tuyển viên chức hành chính càng trở nên khó khăn hơn. Chỉ khi đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cá nhân mới có thể trúng tuyển thành công chứng ở từng bộ phận ngạch nhất định.
Có thể thấy, công chức và viên chức có điểm giống nhau là đều phải là công dân Việt Nam thì mới được làm viên chức và công chức. Tuy nhiên công chức và viên chức lại khác nhau ở hình thức tuyển dụng. Cụ thể, đối với công chức thì sẽ được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và một số cơ quan đơn vị khác. Còn đối với viên chức thì được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc và được hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập đó.
Công chức viên chức đều là những đối tượng hoạt động tại đơn vị sự nghiệp công lập. Họ làm việc cho Nhà nước, thực hiện tiến hành các hoạt động hành chính theo quy định của luật, góp phần đảm bảo sự ổn định, chặt chẽ trong công tac tác hoạt động cũng như quản lý bộ máy hành chính.