Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là gì? Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ tiếng Anh là gì? Việc lao động, học tập của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ?
Khi chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thì người bị kết án phải có nghĩ vụ thực hiện việc lao động, học tập theo quy định của Luật Thi hành án Hình sự 2019. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc lao động, học tập của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích vấn đề này.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
Luật thi hành án hình sự 2019.
1. Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là gì?
1.1. Cải tạo không giam giữ là gì?
Hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định cụ thể tại Điều 36,
“1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
2.
3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt,
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.”
Cải tạo không giam giữ là không buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội mà họ được chung sống với gia đình như những người khác dưới sự giám sát của Cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người đó làm việc hoặc thường trú. Có thể hiểu theo cách khác là loại hình phạt không tức tự do của người bị kết án mà họ được cải tạo ngoài xã hội với sự giám sát, giáo dục và giúp đỡ của gia đình, cơ quan, tổ chức à công đồng từ sáu tháng đến ba năm.
Hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định trong
“Hình phạt cải tạo không giam giữ được hiểu là: Là hình phạt chính có thời hạn từ tháng đến ba năm được áp dụng với người phân cực ít hoặc nghiêm trọng có công việc ổn định hoặc ổn định khung hình khi thấy không cần thiết phải có cách ly phạm tội từ xã hội.
Hình phạt cải tạo không giam giữ có những đặc điểm sau đây:
– Đây là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất so với tất cả các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác của Nhà nước mà việc áp đụng nó đối với người bị kết án sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là người đó bị coi là có án tích,
– Hình phạt nói chung và hình phạt cải tạo không giam giữ nói riêng chỉ xuất hiện khi có sự việc phạm tôi,
– Do một cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án áp dụng và chỉ đối với người bị kết án trong bản án có hiệu lực pháp luật,
– Chúng chỉ được quy đình trong Bộ luật Hình sự đang hiện hành,
– Được Tòa án áp dụng theo một trình tự đặc biệt do pháp luật tô tụng hình sự quy định để áp dụng đối với riêng bản thân người bị kết án.
Như vậy có thể thấy việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức xã hội và nhân dân tham gia vào quá trình giáo trình giáo dục cải tạo người bị kết án nói riêng và công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung.
1.2. Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là gì?
Theo căn cứ tại khoản 8, Điều 3, Luật Thi hành án Hình sự 2019: Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; khấu trừ một phần thu nhập sung quỹ nhà nước, giám sát việc thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Cơ quan, người có thẩm quyền sẽ ra quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ. Quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; hình phạt bổ sung, trừ hình phạt bổ sung là hình phạt tiền; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải triệu tập người chấp hành án, người đại diện trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc để cam kết việc chấp hành án.
Người chấp hành án, người đại diện của người chấp hành án phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp người chấp hành án không có mặt theo giấy triệu tập hoặc không cam kết thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập biên bản vi phạm nghĩa vụ.
Ngoài ra, trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục
2. Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ tiếng Anh là gì?
Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ tiếng Anh là “Community sentence”
3. Việc lao động, học tập của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Căn cứ vào Điều 101. Luật Thì hành án Hình sự 2019 quy định về việc lao động, học tập của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
“1. Người chấp hành án là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.
2. Người chấp hành án được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.
3. Người chấp hành án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chấp hành án tạo điều kiện tìm việc làm.
4. Người chấp hành án thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Người chấp hành án không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành án thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người chấp hành án được xác định là không có việc làm hoặc bị mất việc làm, Công an cấp xã có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cùng cấp; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải xem xét, quyết định buộc người chấp hành án thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng.
Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, quyết định của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải nêu rõ loại công việc, thời gian lao động phục vụ cộng đồng dự kiến buộc người chấp hành án phải thực hiện.
Căn cứ quyết định buộc người chấp hành án phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng, Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho người chấp hành án thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng dưới sự giám sát của Công an cấp xã.”
Qua qua điều luật trên ta có thể thấy:
Theo quy định của pháp luật thì người bị kết án phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh cam kết tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, các hình phạt bổ sung theo bản án của Tòa án. Đồng thời, Người bị kết án phải thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ; thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Người chấp hành án được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó. Và căn cứ quyết định buộc người chấp hành án phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng, Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho người chấp hành án thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng dưới sự giám sát của Công an cấp xã. Có thể thây, việc thực hiện học tập và lao động trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ là một nghĩa vụ quan trọng đối với người bị kết án và thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.