Vấn đề việc làm là vấn đề đang rất được sự quan tâm hiện nay, Việc làm rất đa dạng và phong phú, có nhiều loại việc làm khác nhau, trong đó việc làm công là loại việc làm khá phổ biến. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc làm.
Mục lục bài viết
1. Việc làm công là gì?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3
Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Chúng ta có thể thấy trên thực tế việc tìm hiểu và hiểu rõ về Khái niệm việc làm là gì thì chúng ta càng thấy rõ Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.
Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân. Việc làm của cá nhân gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề.
Đối với kinh tế thì lao động, việc làm là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hòa giữa việc làm và kinh tế.
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực.
Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội , không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người.
2. Nội dung chính sách việc làm công:
Căn cứ dựa trên quy định tại điều 18. Nội dung chính sách việc làm công Luật việc làm 2013 quy định cụ thể.
1. Chính sách việc làm công được thực hiện thông qua các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn cấp xã, bao gồm:
a) Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp;
b) Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng;
c) Bảo vệ môi trường;
d) Ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Các dự án, hoạt động khác phục vụ cộng đồng tại địa phương.
2. Các dự án, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này khi thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu tham dự thầu đề xuất phương án sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm công.
Như vậy, dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy có những nội dung chính do pháp luật quy định cụ thể về việc làm công, Chính sách việc làm công, theo đó:
Thứ nhất về nội dung Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có thể hiểu nội dung này đó là Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp bao gồm các dự án, hoạt động bảo vệ, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước, rừng; phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; dự án cải tạo và bảo dưỡng các công trình phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp như đường giao thông, công trình cung cấp điện, nước sạch, vệ sinh môi trường trong khu vực khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
Thứ hai, nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng bao gồm các dự án xây dựng, cải tạo và bảo dưỡng đường giao thông, trường học, nhà trẻ, tạm y tế, chợ, công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao; công trình thủy lợi, công trình cung cấp điện, nước sạch, môi trường và các dự án phục vụ cộng đồng khác. Các dự án này nhằm mục đích đảm bảo cơ sở hạ tầng tối thiểu để phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng hoặc hoạt động của con người trong môi trường công cộng.
Thứ ba, đối với nội dung bảo vệ môi trường tại nội dung này thì thực hiện các dự án bảo vệ môi trường thông qua xây dựng, cải tạo môi trường lao động, môi trường sống của người dân thông qua các hoạt động cải tạo đất, nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, dọn rác, trồng cây xanh,… Các dự án bảo vệ môi trường phải có sự phối hợp của cơ quan Nhà nước quản lý về môi trường cùng với các tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Thứ tư, đối với nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu là nội dung liên quan đến các dự án bảo vệ môi trường, cũng như các dự án phát triển tiềm năng tài nguyên. Các dự án này chủ yếu liên quan đến hoạt động cải tạo môi trường đất, nước, trồng cây xanh, thay thế cây xanh,…
Thứ năm, đối với nội dung các dự án, hoạt động khác phục vụ cộng đồng tại địa phương như tư vấn, hướng nghiệp cho người lao động, dự án tình nguyện, hỗ trợ hộ gia đình nghèo, cận nghèo, các chương trình chung của địa phương liên quan đến phát triển con người, tuyên truyền, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật,…
3. Đối tượng áp dụng đối với người lao động tham dự án:
Ngoài ra pháp luật quy định về chế độ đối với người lao động tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công áp dụng hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng theo quy định của pháp luật về đấu thầu và báo cáo kết quả thực hiện chính sách việc làm công quy định tại
1. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật việc làm cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công.
2. Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các nội dung quy định tại Thông tư này.
Thông tư nêu rõ, tiền công của người lao động được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc người lao động đã thực hiện. Cụ thể, đối với người lao động làm việc đủ 8 giờ trong 1 ngày và 26 ngày trong một tháng thì tiền công tính theo tháng và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công. Đối với người lao động làm việc không đủ 8 giờ trong 1 ngày hoặc 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo giờ và không được thấp hơn mức tối thiểu vùng tại nơi thực hiện các dự án, hoạt động chia 26 ngày và chia 8 giờ. Trường hợp người lao động làm thêm giờ được thanh toán tiền công theo giờ.
Việc tổ chức, sắp xếp thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng thỏa thuận nhưng phải bảo đảm thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày. Mỗi tuần được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày. Trường hợp phải làm thêm giờ thì tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày.
Người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được hưởng các chế độ, nghĩa vụ thực hiện; trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động…
Thông tư quy định trước ngày 5 hằng tháng, người đại diện của những lao động làm việc theo hình thức cộng đồng theo quy định của pháp luật về đấu thầu phải báo cáo với UBND cấp xã nơi thực hiện dự án và hoạt động việc thực hiện các chế độ đối với người lao động của tháng trước liền kề. Trường hợp dự án và các hoạt động có thời gian thực hiện dưới 1 tháng thì người đại diện của những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng báo cáo việc thực hiện các chế độ với người lao động với UBND cấp xã nơi thực hiện dự án, hoạt động trong thời hạn 5 ngày kể từ khi kết thúc dự án hoạt động.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật việc làm 2013
Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm.