Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Nguyên tắc cơ bản của việc làm đối với người khuyết tật

  • 09/02/202109/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    09/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Để người khuyết tật có cơ hội và điều kiện làm việc bình đẳng như những người lao động khác thì pháp luật Việt Nam đã quy định các nguyên tắc cơ bản nào?

      Nguyên tắc cơ bản của việc làm đối với người khuyết tậtNgười khuyết tật (NKT) là một lực lượng lao động không nhỏ trong xã hội và họ đòi hỏi phải được bảo vệ bằng luật pháp để đảm bảo quyền bình đẳng tham gia vào các hoạt động của xã hội, trong đó có quyền bình đẳng về việc làm bền vững. Vậy, để NKT có cơ hội và điều kiện làm việc bình đẳng như những người lao động khác thì pháp luật Việt Nam có quy định các nguyên tắc cơ bản sau:

      Thứ nhất, nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với NKT trong lĩnh vực việc làm:

      Nguyên tắc này xuất phát từ vấn đề quyền con người.  NKT cũng là con người nên họ có quyền được đối xử bình đẳng và công bằng như những người khác ở trong mọi lĩnh vực và trong đó có lĩnh vực việc làm. NKT bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận nên có được việc làm đối với họ rất khó khăn. Thực tế hiện nay những người sử dụng lao động không muốn nhận những NKT mặc dù trong luật có quy định bởi vì năng suất lao động của NKT thấp hơn so với người không khuyết tật, hơn nữa trong một số trường hợp sử dụng lao động khuyết tật thì người sử dụng lao động còn phải đầu tư  cơ sở vật chất để tạo môi trường làm việc thuận lợi cho NKT. Chính điều này tạo nên sự phân biệt đối xử việc làm giữa NKT và người không khuyết tật. Phân biệt đối xử bao gồm phân biệt đối xử trực tiếp (là sự đối xử không công bằng giữa người lao động khuyết tật và người lao động không khuyết tật được quy định trong luật pháp hoặc các thông lệ thực tiễn gây nên sự khác biệt rõ ràng giữa những người lao động này) và phân biệt đối xử gián tiếp (Là những quy định pháp luật hoặc các thông lệ thực tiễn gián tiếp làm triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng cơ may hoặc đối xử giữa nhưng NKT và người không khuyết tật trên thực tế). Nguyên tắc này đã được tổ chức lao động quốc tết ILO quy định trong Công ước số 111 – Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm nghề nghiệp. Nguyên tắc không phân biệt đối xử với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm thể hiện ở việc người khuyết tật và người không khuyết tật đều được đối xử bình đẳng về việc làm, cơ hộ tìm kiếm việc làm cũng như quá trình duy trì và đảm bảo việc đó.

      Thứ hai, nguyên tắc hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý đối với NKT trong lĩnh vực việc làm.

      NKT là một trong những đối tượng lao động đặc thù. Do những đặc điểm về thể chất nên họ gặp nhiều khó khăn  trong tìm kiếm việc làm cũng như duy trì việc làm, hơn thế họ cần được làm việc trong một môi trường đặc thù, riêng biệt phù hợp với sức khỏe. Chính vì vậy cần phải có sự hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý cho người khuyết tật có việc làm và có việc làm bền vững, tức là thực hiện quyền việc làm của mình. Để NKT bình đẳng như người khác về cơ hội việc làm cũng như duy trì nó thì cần phải có sự hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý cho NKT để họ có thể tìm kiếm được việc làm và có được việc làm bền vững, được thực hiện quyền việc làm của mình. Đặc biệt là đối với nữ lao động khuyết tật, những người thường phải đối mặt với những bất lợi, khó khăn hơn lao động nam khuyết tật bởi họ còn bị phân biệt đối xử về giới. Những hỗ trợ đặc biệt nhằm tạo cơ hội bình đẳng và đối xử bình đẳng giữa lao động khuyết tật với lao động không khuyết tật không bị coi là phân biệt đối xử mà chỉ là việc làm nhằm tạo điều kiện để NKT được bình đẳng ngang bằng với những người lao động khác, giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng.

      Nguyên tắc cơ bản của việc làm đối với người khuyết tật

      >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

      Để việc hỗ trợ, điều chỉnh này được đảm bảo thực thi trên thực tế thì Nhà nước với tư cách là chủ thể quyền lực phải chịu trách nhiệm chình trong việc hỗ trợ, điều chỉnh này. Bản thân NKT cũng phải có những cố gắng nhất định và người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ một phần. Tuy nhiên sự hỗ trợ điều chỉnh này không có nghĩa tao gánh nặng cho các đơn vị sử dụng lao động có sử dụng lao động là người khuyết tật, Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc hộ trợ điều chỉnh nói trên và bản thân người khuyết tật cũng phải có cố gắng nhất định.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Người khuyết tật

        Nguyên tắc cơ bản

        Việc làm


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Người khuyết tật bị truy cứu TNHS được hưởng trợ cấp không?

        Nhằm đảm bảo chế độ an sinh cho những người khuyết tật có thể phần trang trải được cuộc sống, nhà nước có chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng cho họ. Hiện nay, nhiều người khuyết tật có những hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng tới quyền lợi của người khác. Vậy người khuyết tật bị truy cứu TNHS được hưởng trợ cấp không?

        ảnh chủ đề

        Người khuyết tật có thuộc đối tượng được miễn thuế TNCN?

        Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế trực thu, là nghĩa vụ của người có thu nhập chịu thuế với Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng đã quy định về một số trường hợp được miễn nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Vậy người khuyết tật có thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân không?

        ảnh chủ đề

        Mẫu phiếu thông tin người được xác định mức độ khuyết tật

        Để quản lý người khuyết tật trên một địa phương thì cán bộ quản lý, làm công tác người khuyết tật phải nắm bắt được thông tin của người khuyết tật. Dưới đây là Mẫu phiếu thông tin người được xác định mức độ khuyết tật mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH.

        ảnh chủ đề

        Phiếu xác định mức độ khuyết tật người trên 6 tuổi mới nhất

        Hiện nay việc xác định mức độ khuyết tật là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo cho người khuyết tật được hưởng những quyền lợi ích chính của mình trong cuộc sống. Dưới đây là Phiếu xác định mức độ khuyết tật người trên 6 tuổi mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH.

        ảnh chủ đề

        Những chế độ cho giáo viên dạy lớp có học sinh khuyết tật

        Giáo viên dạy học sinh khuyết tật thì có yêu cầu điều kiện gì khác so với dạy học sinh bình thường không? Và trong trường hợp dạy học sinh khuyết tật thì người giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp hay chế độ gì như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Sổ theo dõi tiến bộ của học sinh khuyết tật và cách ghi chuẩn

        Sổ theo dõi học sinh khuyết tật được lập ra giúp giáo viên có thể nắm bắt được tình hình học tập cũng như sự tiến bộ của học sinh khuyết tật. Dưới đây là sổ theo dõi tiến bộ của học sinh khuyết tật và cách ghi chuẩn.

        ảnh chủ đề

        Hiệp định GATS là gì? Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ?

        Hiệp định GATS là gì? Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ?

        ảnh chủ đề

        Tình trạng thiếu việc làm là gì? Các hình thức của tình trạng thiếu việc làm

        Việc làm được hiểu cơ bản là các hoạt động lao động, tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập và việc làm là dạng hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội công nhận. Tìm hiểu về tình trạng thiếu việc làm?

        ảnh chủ đề

        Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam là gì?

        Tìm hiểu về người khuyết tật? Tìm hiểu về thương binh? Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam?

        ảnh chủ đề

        Phục hồi không tạo ra việc làm là gì? Nội dung và ví dụ

        Phục hồi không tạo ra việc làm là giai đoạn nền kinh tế phục hồi sau suy thoái mà không làm giảm được tỉ lệ thất nghiệp. Nội dung? Ví dụ?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|14109| parent_id|0|term_id|17528