Qua những ví dụ thực tiễn, qua những ý kiến dư luận gần đây: xã hội đang dần chấp nhận giới tính thứ ba, có rất nhiều tổ chức được thành lập ra ủng hộ cho người đồng tính.
Việc chuyển đổi giới tính không thay đổi các quyền nhân thân của cá nhân.
Để biết việc chuyển đổi giới tính thay đổi các quyền nhân thân nào của cá nhân thì chúng ta cần phải hiểu sự khác nhau giữa “chuyển đổi giới tính” và “xác định lại giới tính”. Cụm từ “xác định lại giới tính” nhằm trả lại giới tính thực cho những người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác đã nói lên rất rõ ràng và là yếu tố để phân biệt với khái niệm “chuyển đổi giới tính” được thực hiện theo ý thích của con người, trái với quy luật của tạo hoá. Người chuyển đổi giới tính là người có cơ thể bình thường nhưng vẫn đi phẫu thuật chuyển đổi giới tính do bị các vấn đề tâm thần (ví dụ như mắc chứng bệnh tâm thần Rối loạn định dạng giới).
Căn cứ Điều 24 Bộ luật Dân sự quy định về quyền nhân thân:
“Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Có thể khái quát một số đặc điểm về quyền nhân thân như sau: Là một quyền dân sự do luật định và được pháp luật bảo vệ; mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân; quyền nhân thân có tính chất phi tài sản và luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
“Bộ luật dân sự 2015” quy định quyền nhân thân từ Điều 24 đến Điều 51, bao gồm các quyền; quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền được kết hôn,quyền được ly hôn, quyền xác định dân tộc, quyền được khai sinh, quyền được khai tử, quyền cá nhân đối với hình ảnh, quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính; … Điều 738 và Điều 751 “Bộ luật dân sự 2015” còn quy định thêm một số quyền nhân thân như: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm; quyền đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng.
Thứ nhất, người chuyển đổi giới tính chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận, thậm chí theo quy định lại khoản 1 Điều 4, Nghị định 88/2008/NĐ-CP thì còn nghiêm cấm hành chuyển giới đổi với người đã hoàn thiện về giới tính. Vì vây, người chuyển giới trong hồ sơ lý lịch trước và sau khi chuyển giới vẫn không có thay đổi về quyền nhân thân.
Thứ hai, đều cùng nhờ sự can thiệp của y khoa, nhưng chuyển đổi giới tính là chuyển từ giới tính đúng này sang giới tính đúng kia không phải là trường hợp xác định lại giới tính như luật quy định nên không có sự thay đổi nào về quyền nhân thân sau khi chuyển giới. Cụ thể đối với quyên được xác nhận lại giới tính được quy định lại Điều 36 BLDS:
“Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
>>> Luật sư
Theo đó thì, Điều 27, Bộ Luật dân sự quy định:
“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.”
Như vậy, chỉ trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác thì mới được nhờ can thiệp của y khoa để xác định lại giới tính vào cũng theo Điều 27 trên thì người đó mới được thay đổi họ,tên, tức là mới có sự thay đổi về quyền nhân thân.
Hiện nay, việc xác định lại giới tính được pháp luật quy định rõ ràng nhưng việc chuyển đổi giới tính và các hậu quả pháp lí phát sinh chưa được pháp luật nước ta quy định, có thể coi ở nước ta chưa công nhận việc chuyển đổi giới tính. Cho nên việc trên thực tế, một người đã chuyển đổi giới tính nhưng trên mặt pháp lí người đó không được pháp luật công nhận.
Trên thực tế đã có rất nhiều người chuyển đổi giới tính trong số đó có rất nhiều người nổi tiếng như Hương Giang Idol (tên trong hộ tịch vẫn là Nguyễn Ngọc Hiếu), ca sĩ Lâm Chí Khanh ( tên khai sinh là Huỳnh Phương Khanh) ,.. Trong số đó có một trương hợp chuyển giới khiến dư luận rộ lên, đó là trường hợp chuyển giới của cô giáo Phạm Thị Quỳnh Trâm ( tên sau khi chuyển giới), nguyên nhân là do trường hợp của cô khá phức tạp. “Cô” Phạm Lê Quỳnh Trâm được đặt tên khai sinh là Phạm Văn Hiệp, sinh năm 1974, giới tính nam. Sau khi sang Thái Lan phẫu thuật và trở về Việt Nam, “cô” giáo này đã gặp khá nhiều rắc rối xoay quanh việc hình dáng khác với trong ảnh và trong lý lịch, do việc chuyển đổi giới tính không được pháp luật công nhận, tức là không được làm cơ sở để thay đổi quyền nhân thân mà cụ thể ở đây là quyền thay đổi họ tên và giới tính trong hộ tịch, vì vậy “cô”đã xin chính quyền địa phương (cụ thể là huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) xác nhận lại giới tính, sau quá trình thực hiện theo trình tự và thủ tục thì chính quyền địa phương đã cấp giấy xác nhận lại giới tính cho cô này với tên mới là Phạm Lê Quỳnh Trâm vào năm 2009.
Sự việc này chứng tỏ rằng: Việc cô này chuyển đổi giới tính không làm ảnh hưởng hay làm thay đổi quyền nhân thân của cô ấy cho đến sau khi cô ấy được xác định lại giới tính.
Qua những ví dụ thực tiễn, qua những ý kiến dư luận gần đây: xã hội đang dần chấp nhận giới tính thứ ba, có rất nhiều tổ chức được thành lập ra ủng hộ cho người đồng tính, và trong tương lai gần Việt Nam cần thiết phải có những quy định pháp luật cụ thể về chuyển đổi giới tính cũng như phải quy định rõ ràng về xác nhận lại giới tính. Để không phải bất cứ ai cũng tự do chuyển đổi giới tính, vì ngoài liên quan tới vấn đề tiền bạc mà còn kéo theo đó là cả những vấn đề phức tạp như giấy tờ tùy thân, quan hệ sở hữu tài sản,…