Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Quan điểm khác nhau về hôn nhân giữa những người cùng giới tính

  • 09/02/202109/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    09/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Quan điểm khác nhau về hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

      Quan điểm khác nhau về hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính.


      1. Cơ sở pháp lý:

      – Luật hôn nhân và gia đình 2014.

      2. Luật sư tư vấn:

      Hiện nay, có rất nhiều quan điểm trái chiều nhau về vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính, có “nên hay không nên” ủng hộ quan hệ hôn nhân này? Theo đó, có một số quan điểm như sau:

      Quan điểm thứ nhất: ủng hộ quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Quan điểm này đưa ra những lập luận dựa trên cơ sở sinh học và trên quyền con người đó là:

      Thứ nhất, xét ở góc độ con người, người đồng tính cũng có quyền được kết hôn, quyền được mưu cầu hạnh phúc như tất cả mọi người. Vì lẽ đó, quyền nhân thân này của họ phải được thừa nhận và bảo vệ.

      Thứ hai, vì đồng tính không phải là bệnh nên người đồng tính hoàn toàn có quyền lựa chọn việc xác lập quan hệ hôn nhân theo ý chí của mình. Việc pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân của họ sẽ giúp cho xã hội giảm bớt cách nhìn định kiến đối với người đồng tính.

      Thứ ba, cần phải công nhận hôn nhân đồng tính bởi vì định kiến xã hội mà nhiều người đồng tính phải sống trong vỏ bọc, thực chất là hộ phải xác lập cuộc hôn nhân không tình yêu, nhằm che đậy giới tính thật của mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của chính bản thân người đồng tính mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của những người liên quan.

      Thứ tư, việc không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Phần lớn người đồng tính đều phải tìm kiếm bạn tình một cách lén lút, tùy tiện để giải quyết nhu cầu bức xúc của bản thân. Quan hệ tùy tiện, không chung thủy là nguy cơ lây truyền bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đồng tính cũng như gia đình và xã hội.

      Thứ năm, không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa người cùng giới tính ngày càng làm cho sự kì thị, phân biệt đối xử với người đồng tính thêm sâu sắc. Vì người đồng tính luôn phải tìm cách che giấu khuynh hướng tình dục, khó tiếp cận được các dịch vụ y tế để hướng tới đời sống tình dục an toàn.

      Quan điểm thứ hai: không ủng hộ việc cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính. Quan điểm này chủ yếu dựa trên nguyên tắc bảo vệ các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam.

      Thứ nhất, những người theo quan điểm này cho rằng bên cạnh những người đồng tính bẩm sinh thì trong xã hội còn có nhiều người do ảnh hưởng của a dua, đua đòi họ muốn theo trào lưu, muốn sống thử với cảm giác mới dẫn đến tình trạng sông như vợ chồng của các cặp đôi đồng tính, ngày càng phổ biến ở khắp các vùng miền. Vì vậy để đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn truyền thống gia đình, pháp luật không cho phép kết hôn giữa những người đồng giới.

      Thứ hai, Luật hôn nhân và gia đình 2014 mới có hiệu lực quy định kết hôn được xác định giữa một bên là nam và một bên là nữ vì mục đích kết hôn nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững thực hiện chức năng quan trọng là sinh đẻ và duy trì nòi giống, đây cũng là tuân theo quy luật tự nhiên, gìn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc. Vậy các trường hợp kết hôn đồng tính không đảm bảo được các chức năng này.

      Thứ ba, quyền kết hôn là của mỗi cá nhân nhưng không chỉ đơn thuần như vậy vì hạnh phúc của mỗi cá nhân không tách rời hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Nên trong chừng mực nhất định lợi ích của cá nhân trong gia đình phải cân bằng cùng lợi ích của gia đình và xã hội, vì lẽ đó quyền tự do kết hôn luôn giới hạn trong khuôn khổ của pháp luật.

      Quan-diem-khac-nhau-ve-hon-nhan-giua-nhung-nguoi-cung-gioi-tinh.

      >>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài: 1900.6568

      Thứ tư, pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính mà không cấm họ chung sống với nhau. Do vậy, người đồng tính vẫn có thể chung sống như vợ chồng mà không bị ngăn cấm, hay cản trở, họ vẫn có quyền được mưu cầu hạnh phúc.

      Như vậy, mỗi quan điểm đều có lập luận hợp lí. Không thể phủ nhận rằng số người đồng tính bẩm sinh có nhu cầu luyến ái là một nhu cầu thực tế, nếu ngăn cảm họ thì hạn chế quyền tự do cá nhân của họ, mà đồng tính luyến ái không phải là tệ nạn, cũng không gây hậu quả xấu cho xã hội khi họ kết hôn. Trên thế giới đã có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận kết hôn đồng giới như: Hà Lan. Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, … Ở Việt Nam chúng ta hiện nay quy định việc không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính đang tạo ra hiệu ứng định kiến xã hội đối với những đồng tính. Tuy nhiên, trong một xã hội truyền thống như Việt Nam, việc chấp nhận hôn nhân đồng giới ở thời điểm này cần phải được nghiên cứu một cách thận trọng. Để đáp ứng nhu cầu đối với người đồng tính pháp luật nên ghi nhận quyền được sống chung giữa những người đồng giới, nhưng nếu họ yêu cầu công nhận việc kết hôn của họ thì nhà nước không công nhận, pháp luật không cấm việc chung sống với nhau của người đồng tính, nhưng pháp luật cũng không công nhận họ là vợ chồng, nhằm đảm bảo đạo đức phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc. Việc thừa nhận quyền sống chung của họ, tạo ra nhận thức đúng mực, cách ứng xử phù hợp với những người đồng tính, hạn chế sự phân biệt đối xử với người đồng tính, tạo ra cái nhìn đúng đắn của xã hội với người đồng tính, cảm thông chia sẻ với họ, bớt sự áp lực của họ và người thân của họ. Việc ghi nhận quyền được sống chung giữa những người đồng tính sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý cần được pháp luật điều chỉnh như quyền nhân thân, tài sản, con cái hoặc việc nhận nuôi con nuôi. Vì vậy Nhà nước ta cần xem xét và có quy định pháp lý cho họ như quyền yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ, sống chung thủy đối với quyền nhân thân và tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền tài sản.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Điều kiện kết hôn của công dân

        Giới tính

        Hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

        Hôn nhân tự nguyện


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Mức xử phạt với hành vi loại bỏ thai nhi vì lựa chọn giới tính?

        Ngày nay có nhiều cặp vợ chồng sinh con nhưng lại muốn lựa chọn giới tính của con. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại cấm việc phá thai vì lựa chọn giới tính. Vậy người thực hiện hành vi loại bỏ thai nhi vì lựa chọn giới tính sẽ bị xử phạt như thế nào? Mức xử phạt cụ thể được quy định như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Viết bài luận thuyết phục từ bỏ tư tưởng kì thị người đồng tính

        Đồng tính là gì? Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ tư tưởng kì thị người đồng tính? Bài luận thuyết phục từ bỏ tư tưởng kì thị người đồng tính hay nhất? Bài luận thuyết phục từ bỏ tư tưởng kì thị người đồng tính có sức thuyết phục nhất?

        ảnh chủ đề

        Mẫu quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính chi tiết nhất

        Mẫu quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính là gì? Mẫu quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính chi tiết nhất? Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính? Một số quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính?

        ảnh chủ đề

        Chuyển đổi giới tính là gì? Khác gì với việc xin xác định lại giới tính?

        Chuyển đổi giới tính là gì? Về bản chất của xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính? Quy định về chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật hiện hành? Về sự khác biệt giữa xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính?

        ảnh chủ đề

        Hôn nhân đồng giới là gì? Việt Nam có công nhận kết hôn đồng giới?

        Kết hôn đồng giới là gì? Thực trạng hiện nay về hôn nhân đồng giới Quy định của pháp luật về hôn nhân đồng giới? Có nên công nhận kết hôn đồng giới tại Việt Nam?

        ảnh chủ đề

        Điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp

        Người theo đạo thiên chúa có được kết hôn với sĩ quan? Bố ghi lô đề con có được kết hôn với sĩ quan không? Ông nội theo lính ngụy cháu có được kết hôn với con của sĩ quan? Bố từng chịu án tù con có được kết hôn với hải quân không? Kết hôn với chồng là sĩ quan hải quân cần những điều kiện gì?

        ảnh chủ đề

        Gia đình có người theo Pháp, Mỹ – Ngụy có được kết hôn với công an?

        Ông ngoại theo Ngụy cháu có được kết hôn với công an không? Thủ tục đăng ký kết hôn.

        ảnh chủ đề

        Ông từng theo Mỹ – Ngụy có được kết hôn với công an, sĩ quan quân đội?

        Ông ngoại làm y dược cho Ngụy, cháu có được kết hôn với công an không? Điều kiện kết hôn với công an? Các thủ tục để kết hôn với người làm công an? Ông từng theo Mỹ - Ngụy, cháu có được kết hôn với sỹ quan?

        ảnh chủ đề

        Quyền xác định lại giới tính và thay đổi giới tính của cá nhân

        Giới tính và xác định giới tính? Quyền xác định lại giới tính? Phân biệt xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|32742| parent_id|0|term_id|17528