Trong một số trường hợp cá nhân, tổ chức có thể thực hiện việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, tuy nhiên khi có yêu cầu chấm dứt đại diện thì việc đại diện giữa các chủ thể chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Chấm dứt đại diện là gì? Việc chấm dứt tư cách đại diện của đương sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chấm dứt đại diện là gì?
Quan hệ đại diện cũng như các quan hệ khác trong tố tụng dân sự không tồn tại vĩnh viễn và có thể chấm dứt khi có những sự kiện pháp lý nhất định. Thông thường, nếu điều kiện, hoàn cảnh của đương sự thay đổi … thì quan hệ đại diện cũng chấm dứt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại đại diện, đương sự được đại diện mà căn cứ chấm dứt mỗi loại đại diện là giống nhau.
– Đại diện theo pháp luật của đương sự là pháp nhận chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt.
– Đại diện theo pháp luật của đương sự là cá nhân chấm dứt khi người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc đã được khôi phục năng lực hành vi dân sự, người đại diện hoặc người được đại diện chết, người đại diện mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Đại diện theo ủy quyền của đương sự là cá nhân chấm dứt trong trường hợp thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành, người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối thực hiện việc ủy quyền, người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết.
– Đại diện theo ủy quyền của đương sự là pháp nhân chấm dứt khi thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyền, pháp nhân chấm dứt.
Trong trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật của đương sự là cá nhân mà đương sự được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì tự đương sự tham gia tố tụng hoặc có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng.
Trong trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng.
Việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự và hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định tại các điều 77,78 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
Chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự
Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự.
Hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự
“1. Trong trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
2. Trong trường hợp chấm dứt đại diện theo uỷ quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc uỷ quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do Bộ luật này quy định”.
2. Chấm dứt đại diện ủy quyền trong tố tụng dân sự:
Quy định chấm dứt tư cách của người đại diện theo ủy quyền có thể xảy ra trong nhiều trường hợp theo Điều 77 BLTTDS. Tòa án áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 156 BLTTDS “Chấm dứt đại diện của cá nhân”, Điều 157 “Chấm dứt đại diện của pháp nhân”, Điều 594 “Chấm dứt
Việc đơn phương đình chỉ
Tại Điều 593 “đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng uỷ quyền” có đề cập đến thủ tục chấm dứt ủy quyền trong trường hợp uỷ quyền có thù lao và uỷ quyền không có thù lao. Khoản 1 Điều 593 quy định: “Nếu uỷ quyền không có thù lao, thì bên uỷ quyền có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên kia một thời hạn hợp lý”. Quy định này chưa rõ thế nào là thời hạn hợp lý? việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng ủy quyền thể hiện dưới hình thức nào?
Chính nội dung đó đã dẫn đến các yêu cầu xử lý về văn bản tố tụng khác nhau ở các Tòa án. Có Toà cho rằng khi các bên lập hợp đồng ủy quyền qua công chứng, chứng thực thì khi đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng ủy quyền đó cũng phải qua công chứng, chứng thực. Nhưng, ở Tòa án khác lại cho rằng chỉ cần có văn bản của một bên xác định việc đơn phương đình chỉ hợp đồng ủy quyền là có thể chấp nhận.
Đơn phương đình chỉ hợp đồng là thể hiện ý chí của một bên trong việc chấm dứt hợp đồng. Vì vậy, chỉ cần sự thể hiện bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng uỷ quyền là được Toà án chấp nhận.
Trong nhiều trường hợp, việc thể hiện ý chí này cũng không nhất thiết phải lập thành văn bản. Chẳng hạn việc chấm dứt ủy quyền ngay tại phần thủ tục bắt đầu phiên toà khi kiểm tra các căn cước của các đương sự, nếu vụ án có người đại diện ủy quyền. Nếu đương sự hoặc người đại diện theo ủy quyền khẳng định trước Hội đồng xét xử về việc rút ủy quyền ngay tại phiên toà thì không nhất thiết phải lập thành biên bản. Ý chí chấm dứt ủy quyền của một bên trong quan hệ ủy quyền được thể hiện trong biên bản phiên tòa.
Ngoài ra, cần quy định ủy quyền trực tiếp và quy định thời hạn cụ thể cho việc ủy quyền. Thực tế, có những trường hợp không phải ủy quyền trực tiếp 1 lần mà là ủy quyền kế tiếp nhiều lần, ví dụ A ủy quyền cho B, sau đó B lại ủy quyền cho C…Thực ra A có thể ủy quyền cho C nhưng trước đó phải chấm dứt uỷ quyền với B. Việc quy định thời hạn chung cho việc ủy quyền nhằm thống nhất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể dân sự. Nhiều trường hợp, yếu tố thời gian trong ủy quyền mang tính quyết định về quyền, nghĩa vụ của chủ thể
3. Chấm dứt và hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự:
Theo quy định tại Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự:
“Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của
Điều này dẫn chiếu tới điều 147 và 148
Đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
Thứ hai, người được đại diện chết;
Thứ ba, các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
Thứ hai, người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền; thứ ba, người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. Khi chấm dứt đại diện theo uỷ quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người được đại diện.
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt. Đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
Thứ hai, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền;
Thứ ba, pháp nhân chấm dứt hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. Khi chấm dứt đại diện theo uỷ quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với pháp nhân uỷ quyền hoặc pháp nhân kế thừa.
Về vấn đề hậu quả của việc chấm dứt đại diện, điều 78 Bộ luật tố tụng dân sự quy định như sau:
“Điều 78. Hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự:
1. Trong trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
2. Trong trường hợp chấm dứt đại diện theo uỷ quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc uỷ quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do Bộ luật này quy định”
4. Thủ tục chấm dứt đại diện theo ủy quyền:
Tóm tắt câu hỏi:
Làm ơn cho mình hỏi một chút: hiện nay mình đang làm người đứng đầu một địa điểm kinh doanh do công ty ủy quyền. nay mình không muốn làm người đứng đầu của địa điểm kinh doanh đó nữa thì cần phải làm những thủ tục gì??
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn được công ty ủy quyền làm đại diện cho công ty tại một địa điểm kinh doanh.
“1. Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
2. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.
4. Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.
5. Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này”.
Theo Bộ luật dân sự 2015, đại diện có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Ở đây, bạn là đại diện theo ủy quyền của công ty. Điều 142 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện
2. Hình thức ủy quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”.
Về người đại diện theo ủy quyền, Bộ luật dân sự 2015 tại khoản 1 điều 143 quy định:
“Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.
Như vậy trong trường hợp này, bạn là người đại diện theo ủy quyền của công ty để tiến hành các hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh đó. Tuy nhiên, bạn muốn chấm dứt việc đại diện trong trường hợp này. Bộ luật dân sự 2015 quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền của pháp nhân tại khoản 2 Điều 148 như sau:
“2. Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
b) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền;
c) Pháp nhân chấm dứt hoặc người được ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với pháp nhân ủy quyền hoặc pháp nhân kế thừa“.
Như vậy, từ những căn cứ trên có thể thấy việc đại diện theo ủy quyền của pháp nhân có thể chấm dứt khi người được ủy quyền chấm dứt việc ủy quyền. Điều này đồng nghĩa với việc bạn được quyền chấm dứt đại diện cho công ty tại địa điểm kinh doanh sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản. Để thực hiện việc chấm dứt đại diện, bạn có thể