Ủy quyền ký hợp đồng lao động được quy định như thế nào? Trường hợp nào được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động? Ủy quyền ký hợp đồng lao động như thế nào là hợp lệ?
Trong cuộc sống hàng ngày trong các giao dịch dân sự, thương mại, lao động tham gia tố tụng đòi hỏi phải có sự tham gia của những người có liên quan đến nội dung vụ việc. Tuy nhiên vì lý do khách quan hoặc các trường hợp bất khả kháng như thiên tại, hỏa hoạn, dịch bệnh, động đất …thì có rất nhiều tình huống là trong các văn bản mà hai bên ký kết không phải trường hợp nào cũng do thủ trưởng hoặc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký mà thông qua người đại diện theo ủy quyền do người có thẩm quyền đi công tác, ốm đau, bệnh tật không thể trực tiếp ký kết các văn bản, hợp đồng nhất là các loại
Ủy quyền ký hợp đồng lao động được quy định như thế nào? Trường hợp nào được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động?
Có thể hiểu việc ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Còn hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động, về các chế độ tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp khác nếu có, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đào tạo nâng cao, trình độ… Do đó, chỉ có người có thẩm quyền thì mới có thể thay mặt người sử dụng lao động thực hiện việc ký kết hợp đồng.
Pháp
+ Hiện nay, theo quy định của
+ Những người có thẩm quyền giao kết hợp đồng với người lao động là những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
+ Người được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền làm người đại diện theo quy định của pháp luật;
+ Do việc ký kết hợp đồng là quan hệ dân sự nên cá nhân trực tiếp sử dụng lao động có thể ký kết hợp đồng lao động để ràng buộc các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.
+ Người được người đại diện theo pháp luật người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức trên được phép ủy quyền bằng văn bản về việc giao kết hợp đồng lao động.
Xem thêm: Hợp đồng ủy quyền là gì? Quy định về hợp đồng ủy quyền?
Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có nặng lực hành vi dân sự đầy đủ để đủ điều kiện giao kết hợp đồng
+ Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
+ Do những người lao động dưới 15 tuổi thì người đại diện theo pháp luật sự đồng ý của người lao động dưới 15 tuổi ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
Theo quy định của pháp luật thì những người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động đã được nhận ủy quyền thì không được tiếp tục ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Ủy quyền ký hợp đồng lao động như thế nào là hợp lệ?
Hiện nay pháp luật không cấm việc ủy quyền để ký hợp đồng lao động. Tuy nhiên, văn bản ủy quyền giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định những người ủy quyền không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Xem thêm: Có mấy loại hợp đồng lao động? Các loại HĐLĐ theo quy định mới nhất
Theo quy định của pháp luật thì việc ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho một người lao động trong nhóm phải được lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền giao kết hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau:
+ Họ và tên đầy đủ theo giấy khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, chữ ký của người lao động nhận ủy quyền được ghi cụ thể chi tiết trong văn bản ủy quyền.
+ Họ và tên chính xác, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, chữ ký của từng người lao động trong nhóm ủy quyền khi người ủy quyền thay mặt mình ký kết hợp đồng lao động.
+ Trong văn bản ủy quyền phải nêu rõ về các công việc, phạm vi các nội dung ủy quyền cụ thể, thời hạn ủy quyền là bao nhiêu lâu thì hết hiệu lực.
Vì vậy, việc quy định cho phép được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động sẽ phù hợp với tình hình thực tế, giúp các có thể giải quyết mọi việc một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian công sức của các bên.
Tóm tắt câu hỏi:
Vui lòng cho em hỏi: Giám đốc công ty có được ủy quyền cho trưởng phòng nhân sự đại diện cho người sử dụng lao động để ký kết hợp đồng lao động với người lao động không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định người giao kết hợp đồng bên phía người sử dụng lao động:
“Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động
Xem thêm: Uỷ quyền là gì? Quy định về giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền?
1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;
c) Chủ hộ gia đình;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.”
Theo đó, nếu Giám đốc đã ủy quyền cho trưởng phòng nhân sự đại diện bằng
“Điều 3. Ủy quyền giao kết hợp đồng lao động
Xem thêm: Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì? Quy định về hợp đồng lao động?
1. Văn bản ủy quyền giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 3
Luật sư
Mẫu Ủy quyền ký hợp đồng lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
GIẤY ỦY QUYỀN
Về việc giao kết hợp đồng lao động
Căn cứ vào
Xem thêm: Chốt sổ BHXH khi tự nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động trái luật?
Căn cứ …. (1)……………………………………………………………….. ;
………, ngày…..tháng…..năm 20….; chúng tôi gồm có:
1. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên:……………………………………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm sinh:……………………………………………………………………………………….
Địa chỉ nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………….
Chức vụ:…………………………………………………………………………………………………………
Số CMTND:……………. …………., ngày cấp…..………………….., nơi cấp………..……
Xem thêm: Nhờ người khác lấy hộ bằng lái xe? Ủy quyền lấy hộ bằng lái xe?
Số hộ chiếu (nếu có):………………………………………………………………………………………..
Quốc tịch:………………………………………………………………………………………………………..
2. BÊN NHẬN ỦY QUYỀN (2):
Họ tên:……………………………………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm sinh:……………………………………………………………………………………….
Địa chỉ nơi cư trú: ……………………………………………………………………………………………
Chức vụ (nếu có):…………………………………………………………………………………………….
Số CMTND:……………. …………., ngày cấp…..………………….., nơi cấp………..……
Số hộ chiếu (nếu có):………………………………………………………………………………………..
Quốc tịch:………………………………………………………………………………………………………..
3. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Bằng giấy ủy quyền này Bên nhận ủy quyền được quyền thay mặt Bên ủy quyền thực hiện các công việc sau:
Điều 1. Bên nhận ủy quyền được thay mặt Bên ủy quyền ký kết hợp đồng lao động với người lao động ….(3) theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 2. Thời hạn ủy quyền:
Thời hạn ủy quyền kể từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm…
Điều 3. Thỏa thuận khác (nếu có).
4. CAM KẾT CỦA CÁC BÊN:
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên;
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành….bản, mỗi bên giữ… bản./.
BÊN ỦY QUYỀN | BÊN NHẬN ỦY QUYỀN (4) |
Ghi chú:
(1) Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bổ sung căn cứ Luật liên quan, Điều lệ hoạt động, Quy chế liên quan (nếu có);
(2) Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền bằng một văn bản cho người đứng đầu các chi nhánh, cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người lao động thì ghi bên nhận ủy quyền là người đứng đầu (giám đốc…) các chi nhánh, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo danh sách người nhận ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền này.
(3) Ghi rõ giới hạn phạm vi ủy quyền giao kết hợp đồng lao động, ví dụ: Giám đốc chi nhánh ngân hàng X tại thành phố Hà Nội thay mặt Tổng giám đốc ngân hàng X giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động để làm việc tại chi nhánh ngân hàng X tại thành phố Hà Nội.
(4) Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền bằng một văn bản cho người đứng đầu các chi nhánh, cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người lao động thì bên nhận ủy quyền ký vào danh sách người nhận ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền này.