Đây là loại tranh chấp liên quan đến phong tục, tập quán, quan niệm và lễ nghi của từng địa phương ở Việt Nam.
Đây là loại tranh chấp liên quan đến phong tục, tập quán, quan niệm và lễ nghi của từng địa phương ở Việt Nam.Trong khi đó các quy định của pháp luật về di sản thờ cúng còn quá ít và sơ lược (chỉ được dự liệu tại điều luật – Điều 670 BLDS). Vì thế, các tầng lớp dân cư khi thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến nội dung này gặp nhiều khó khăn, đồng thời việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về di sản thờ cúng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn nhiều lúng túng bởi thiếu căn cứ pháp luật. Các án kiện tranh chấp về di sản thờ cúng diễn ra ở nhiều khía cạnh, trong đó phổ biến hơn là tranh chấp về nhà thờ họ và sự định đoạt của người để lại di sản. Dưới đây là một vụ án điển hình.
Nguyên đơn là Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Nga
Bị đơn là ông Nguyễn Văn Huy.
Tóm tắt vụ án: Ông Hùng là con trai của cụ Mai và cụ Cúc. Ông Huy, ông Đông, bà Thu, bà Nga là con đẻ của cụ Hùng. Di sản tranh chấp là nhà thờ 05 gian cùng với sân phơi bể bếp ở Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội, hiện do ông Huy quản lí và sử dụng. Ông Đông cho rằng tài sản trên là do cụ Mai để lại chứ không phải là nhà thờ của Chi họ Nguyễn Văn, nên phải xác định là di sản thừa kế để chia cho cả bốn người con của cụ.Theo ông Huy, nhà và đất đang tranh chấp là nhà dành cho con trưởng quản lí để thờ cúng tổ tiên. Nhà này trước đây do cụ Mai sử dụng, quản lí, sau đó giao lại cho cụ Hùng, cụ Hùng chết, nhà đó giao lại cho con trưởng là ông Huy quản lí và sử dụng làm nơi thờ cúng theo tập quán mà tuyệt nhiên không cần định đoạt bằng di chúc, vì thế, nên không được chia thừa kế.
Án sơ thẩm quyết định:
- Bác yêu cầu chia thừa kế của các nguyên đơn.
- Xác định di sản trên là nhà thờ Chi họ Nguyễn Văn
Các cho nguyên đơn kháng cáo,
- Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn.
- Vì cụ Hùng chết không để lại di chúc nên tài sản trên được chia theo pháp luật.
Ông Huy kháng cáo yêu cầu không chia thừa kế, vì đó là di sản dùng vào việc thờ cúng.Án phúc thẩm quyết định: giữ nguyên án sơ thẩm.
>>> Luật sư
Tương tự nội dung trên, giữa nguyên đơn là chị Lệ và anh Bình ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Di sản là 05 gian tọa lạc trên 700m2 đất được truyền từ đời này sang đời khác chăm nom và thờ cúng tổ tiên theo gia phả dòng họ Lê. Song TAND cả hai cấp đều bác đơn yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn và đều xác nhận ngôi nhà thờ 5 gian trên thửa đất 700m2 ở Đồng Kỵ, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là di sản thờ cúng của dòng họ Lê.
Qua cách giải quyết hai vụ án trên, cho thấy nhận thấy cà cách giải quyết giữa các Tòa án hoàn toàn khác nhau, mặc dù cả hai trường hợp người để lại di sản đều không lập di chúc. Điều này một phần do các quy định của pháp luật hiện nay về di sản thờ cúng chưa được đầy đủ, thiếu tính cụ thể và khả năng áp dụng trực tiếp trên thực tế, chưa có hướng dẫn hoặc tổng kết kinh nghiệm từ TANDTC nên gây khó khăn cho nhân dân trong việc nhận thức pháp luật và cho cơ quan xét xử trong việc đưa ra phán quyết, một phần do trình độ chuyên môn của một bộ phận đội ngũ cán bộ xét xử còn chưa đảm bảo yêu cầu…Thực tế này dẫn đến việc phát sinh nhiều tranh chấp liên quan đến di sản thờ cúng và sự không thống nhất trong đường lối xét xử của các Tòa án hiện nay.