Không trả được nợ cho ngân hàng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Vay tiền nhưng khó khăn không trả nợ đúng hạn có phạm tội không? Xử lý trường hợp vay tín chấp nhưng không trả được? Vay tiền không trả phải làm thế nào để đòi nợ?
Trong cuộc sống, có rất nhiều cá nhân hay doanh nghiệp vay vốn các tổ chức tín dụng hay cá nhân khác muốn làm ăn, đầu tư hoặc có thể là trả một khoản nợ nào đó. Vì vậy, nhu cầu vay vốn của các cá nhân, tổ chức đối với các tổ chức tín dụng cũng ngày càng cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cá nhân, tổ chức vay vốn cũng có khả năng thanh toán các khoản nợ đó. Điều đó cũng có nghĩa rằng, những khoản nợ như vậy sẽ xác định là nợ xấu, về nguyên tắc bên cho vay hoàn toàn có thể đặt vấn đề khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp liên quan tới hợp đồng vay tài sản hoặc có thể đặt ra vấn đề hình sự nếu bên cho vay có dấu hiệu của việc dùng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, khi cá nhân, tổ chức vay tiền của người khác mà không trả được thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Để làm rõ hơn vấn đề, khi nào vay tiền mà không trả được sẽ bị khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết về dân sự và khi nào thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chúng tôi xin được phân tích rõ hơn như sau:
1. Cá nhân, tổ chức vay tiền nhưng không trả được sẽ bị khởi kiện ra Tòa án nhân dân: Căn cứ theo Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
+ Bên vay tài sản mà tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn thanh toán, nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng trọng lượng, chất lượng, trừ trường hợp bên vay và bên cho vay có thỏa thuận về việc bên cho vay cho phép bên vay có thể trả trễ hẹn.
+ Đối với trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo giá trị của vật đã vay tại địa điểm trả nợ khi được bên cho vay đồng ý.
+ Đối với những hợp đồng vay có thể hiện phần lãi thì ngoài việc phải trả các khoản nợ gốc thì phía bên vay còn phải trả cả phần lãi trong hạn và lãi quá hạn (nếu có).
Như vậy, đối chiếu với quy định của
2. Vay tiền không thanh toán bị truy cứu trách nhiệm hình sự: thực tế cho thấy, có một số trường hợp bên vay không thanh toán số tiền vay cho bên cho vay mà có một trong số những hành vi như: dùng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hay có hành vi lạm dụng tín nhiệm, lạm dụng sự tin tưởng của bên cho vay nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Vậy, hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản và hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được hiểu như thế nào, chúng tôi xin được phân tích như sau:
Thứ nhất, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ theo Điều 174
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Một là, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn tiếp tục vi phạm.
Hai là, đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật.
Ba là, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội là giữ gìn trạng thái bình yên, an toàn, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, đấu tranh tội phạm, tệ nạn và các hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến trạng thái đó và công tác bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn xã hội.
Bốn là, tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Liên quan tới tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tùy vào từng mức độ vi phạm và số tiền chiếm đoạt mà nhà làm luật đặt ra các khung hình phạt khác nhau, trong đó khung hình phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên tới tù chung thân.
Để có thể tìm hiểu rõ hơn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chúng tôi xin được phân tích cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
(i) Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khách thể của tội phạm chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một trong những điểm khác biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các tội phạm khác, điều này cũng được thể hiện trong cấu thành tội phạm của tội này mà nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt.
(ii) Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: một trong những đặc điểm riêng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt” bằng việc thực hiện dùng các thủ đoạn gian dối nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Thực tiễn cho thấy, thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, điều đó cũng có nghĩa rằng, việc sử dụng thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy từng trường hợp có thể cấu thành tội phạm khác cũng liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
(iii) Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm từ đủ 16 tuổi trở lên. Như vậy, người phạm tội nằm trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
(iv) Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: việc người phạm tội lên kế hoạch chuẩn bị các thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản từ trước cho thấy, người phạm tội đang thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Họ nhận thức rõ đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Như vậy, nếu người đi vay sử dụng các thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bên cho vay thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ các căn cứ cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây mà chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội được quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần với người bị hại, thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Một là, người vay tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn phải trả lại số tiền đã vay mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả lại tài sản.
Hai là, người vay tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác thông qua hình thức hợp đồng nhưng đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn tới trường hợp không có khả năng trả lại số tiền đã vay.
Tùy vào khoản tiền chiếm đoạt và tính chất của hành vi vi phạm mà người thực hiện hành vi liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị áp dụng với khung hình phạt lên đến 20 năm tù.
Cấu thành tội phạm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
(i) Mặt khách quan của tội phạm: một trong những dấu hiệu đặc trưng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đó là người phạm tội thực hiện hành vi tội phạm thông qua hình thức hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản để chiếm đoạt tài sản đó một cách hợp pháp. Theo đó, hành vi “gian dối” ở hình thức tội phạm này xuất hiện sau khi người phạm tội có được tài sản. Sự tin tưởng của chủ sở hữu đã tạo kẽ hở cho người phạm tội thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản của mình.
(ii) Mặt chủ quan của tội phạm: thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có từ trước hoặc sau khi có được tài sản. Tuy nhiên, quá trình thực hiện tội phạm cần có một kế hoạch cụ thể nhằm “che mắt” chủ sở hữu/ người quản lý tài sản với mục đích cuối cùng là chiếm đoạt được tài sản này. Vậy nên, lỗi ở đây xác định là lỗi cố ý.
(iii) Mặt chủ thể: liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm từ đủ 16 tuổi trở lên. Điều đó cũng có nghĩa rằng, nếu người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
(iii) Mặt khách thể của tội phạm: cũng giống như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khách thể mà tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hướng tới là quan hệ sở hữu. Mục đích cuối cùng mà bên vay hướng tới đó chính là tài sản.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy, tùy vào tính chất của vụ việc, động cơ, mục đích của bên vay mà nhà làm luật có các phương thức giải quyết khác nhau. Bên vay chỉ có thể bị đi tù nếu có đủ căn cứ cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Không trả được nợ cho ngân hàng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư, luật sư cho tôi hỏi là cách đây 3 tháng tôi có vay của ngân hàng VP Bank 10 triệu đồng. Tôi đã đóng được 3 kỳ thì do lỡ kế hoạch nên tôi có bầu bé thứ 2 và chuẩn bị sinh nên tôi không có khả năng thanh toán nợ. Vậy tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không và có bị đi tù không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015” quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
– Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài:1900.6568
Hợp đồng giữa bạn và ngân hàng được coi là hợp đồng vay tài sản trong quan hệ dân sự, do bạn có bầu nên không đủ điều kiện trả nợ. Do đó, có thể xem việc bạn không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn không hoàn toàn do lỗi của bạn. Mặc dù vậy, bạn vẫn phải trả nợ cho ngân hàng theo đúng hợp đồng đã kí kết giữa các bên. Bạn có thể thỏa thuận với ngân hàng gia hạn hợp đồng để bạn có thêm thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Trong trường hợp bạn đã cố gắng trả nợ nhưng vẫn không có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này, ngân hàng chỉ có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án để giải quyết hợp đồng vay tiền, không liên quan đến trách nhiệm hình sự.
Nếu muốn truy cứu trách nhiệm hình sự bạn thì ngân hàng phải có đủ bằng chứng về các dấu hiệu cấu thành tội phạm mới có thể kiện bạn theo pháp luật hình sự, cụ thể là bạn phải có các hành vi như dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì có thể tố cáo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với bạn.
2. Vay tiền nhưng khó khăn không trả nợ đúng hạn có phạm tội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trong khoảng thời gian tháng 7 năm 2015 tôi có vay tín dụng ngân hàng số tiền là 20 triệu, thời hạn là 24 tháng, mỗi tháng trung bình tôi phải trả là 1.830.000. Tôi đã thanh toán được 8 tháng, nhưng do công việc tôi gặp nhiều khó khăn, nay tôi không còn khả năng trả được nữa, đã trễ hạn gần 5 tháng và ngân hàng cũng đã gửi đơn về thanh tra huyện được hơn 10 ngày nay rồi. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi liệu trường hợp của tôi phạm tội danh gì hay không và tôi có phải bị tù tội hay không? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, nếu như vẫn chưa hết thời hạn vay tiền theo
“Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Theo như quy định trên thì bạn sẽ không vi phạm nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng vì thời hạn trả nợ vẫn chưa hết. Tuy nhiên, đối với khoản tiền lãi thì bạn vẫn sẽ phải trả đủ cho ngân hàng bao gồm cả khoản tiền lãi trong khoảng thời gian 5 tháng khi bạn gián đoạn việc trả lãi và số lãi này sẽ phải tuân theo mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ. Theo đó, tại Điều 476 Bộ luật Dân sự quy định:
“Điều 476. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Nếu hợp đồng vay tiền của bạn với ngân hàng là hợp đồng vay có kỳ hạn và đã hết hạn trả tiền cho ngân hàng.
Theo như quy định trên tại Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015” thì bạn sẽ phải trả nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ do vi phạm nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng
Trường hợp nếu như bạn không có khả năng trả được số tiền đó thì ngân hàng sẽ có thể tiến hành phát mại tài sản bảo đảm (nếu có) khi vay của bạn hoặc cưỡng chế kê biên tài sản nếu vẫn không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng.
Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, do bạn có hoàn cảnh khó khăn nên bạn có thể làm đơn yêu cầu ngân hàng cho phép bạn được gia hạn nợ. Theo quy định tại Quyết định 1627/QĐ-NHNN thì bạn sẽ phải có văn bản yêu cầu gia hạn trả nợ theo quy định tại Điều 22 (đã được sửa đổi tại Khoản 6 Điều 1 Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN) như sau:
“Điều 22. Cơ cấu lại thời gian trả nợ
1. Các tổ chức tín dụng tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay. Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được coi là nợ quá hạn và phân loại vào các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay. Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng này được phân loại vào các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 4.
b) Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng. Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng này được phân loại vào các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.
2. Các tổ chức tín dụng phải ban hành quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; việc phân cấp, uỷ quyền cho các Chi nhánh của mình quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải bảo đảm Hội sở chính nắm được kịp thời, đầy đủ và chính xác các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong toàn hệ thống. Các tổ chức tín dụng phải gửi quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước ngay sau khi ban hành.
3. Đối với các khoản nợ vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, các tổ chức tín dụng phải báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tổ chức tín dụng.”
Như vậy, theo phân tích ở trên thì bạn cần dựa vào tình hình thực tế của mình cùng với quy định của pháp luật để có thể có phương án tối ưu nhất cho hoàn cảnh của mình. Thêm vào đó bạn nên tiến hành làm đơn yêu cầu ngân hàng gia hạn nợ cho bạn theo quy định trên để có thể khắc phục được tình trạng có thể bị ngân hàng phát mại tài sản bảo đảm (nếu có). Nếu hai bên không thỏa thuận được về việc kéo dài thời gian trả nợ, đến thời hạn trả nợ ngân hàng, bạn không trả số tiền còn lại thì ngân hàng có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân để thu hồi lại số vốn cho ngân hàng.
Trong hoàn cảnh này, bạn nên thể hiện được thái độ trả nợ với ngân hàng, tránh tình trạng chây ì không trả nợ. Đây là tranh chấp dân sự, nếu bạn không có dấu hiệu lừa dối hay bỏ trốn thì không phải là tội phạm, không phải chịu trách nhiệm hình sự, còn nếu bên ngân hàng nhận thấy bạn có những hành vi lẩn trốn việc trả tiền thì bên ngân hàng có quyền khởi kiện bạn với hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nếu cơ quan điều tra xác minh sự thật và kết luận bạn phạm tội này thì mức phạt của bạn được quy định cụ thể tại Điều 140 Bộ Luật hình sự:
“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…”
Theo như quy định trên, nếu sau khi vay tiền của ngân hàng bạn dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền đã vay của ngân hàng bạn mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu vì khó khăn mà bạn không trả nợ đúng hạn, bạn không phạm tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Xử lý trường hợp vay tín chấp nhưng không trả được
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư, Mong luật sư tư vấn giúp tôi việc này: Công ty của tôi có làm thủ tục vay tín chấp của 1 ngân hàng (vay không dùng tài sản bảo đảm) cách đây vài tháng, Số tiền vay được giải ngân gần 3 tỷ đồng. Hiện nay do qua trình làm ăn khó khăn, các khoản trả gốc, lãi theo kỳ trả đang bình thường, nhưng giả sử trong 1-2 tháng tới, tôi không trả đủ hoặc mất khả năng trả thì có bị xử lý hình sự không?Nếu bị xử lý thì mức độ thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 280 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Căn cứ theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn thực hiện vay tiền của ngân hang thông qua một giao dịch hợp pháp với ngân hàng. Giả sử không có khả năng trả nợ, nếu sau đó bạn không có khả năng trả nợ mà dung thủ đoạn gian dối hoặc có hành vi bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng số tiền vay đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc không có khả năng trả nợ thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trường hợp bạn không có các hành vi trên thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Trong trường hợp này, nếu không có khả năng chi trả nợ thì ngân hàng có quyền khởi kiện theo thủ tụng dân sự, và khi có bản án của tòa án có hiệu lực, và có yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ có biện pháp kê biên tài sản, khấu trừ tiền lương hang tháng,… để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng mà bạn vay.
4. Vay tiền không trả phải làm thế nào để đòi nợ?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin kính chào công ty luật TNHH Dương Gia, lời đầu tiên cho tôi được gửi lời chúc tốt đẹp nhất quý công ty, chúc công ty thuận lợi và phát triển. Tôi có một vấn đề muốn được tư vấn như sau: Cách đây 6 tháng tôi có đứng ra vay cho một người số tiền 50 triệu đồng, và được vay theo hình thức trả góp với công ty tài chính.
Người đó hứa sẽ trả khoản vay hằng tháng, nhưng đã 4 tháng nay người đó đã không chịu trả và trốn tránh tôi. Vì lúc cho vay tôi không có giấy tờ gì. Vậy liệu tôi có thể có căn cứ để khởi kiện không ạ. Rất mong được tư vấn của quý công ty. Trân trọng cảm ơn !
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”
Như vậy, pháp luật không có quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản phải bằng văn bản nhưng văn bản là hình thức rõ ràng nhất để ghi nhận mối quan hệ vay tài sản giữa bạn và người bạn kia trên thực tế để tiến hành khởi kiện. Nếu không có hợp đồng vay bằng văn bản thì bạn phải có những bằng chứng liên quan đến việc bạn vay hộ tiền cho người bạn kia thông qua những bản ghi âm, clip, tin nhắn…
Trường hợp thứ nhất, khi có một trong những bằng chứng ghi nhận về việc bạn vay tiền thay người kia và người kia có hành vi trốn tránh, không chịu trả cho bạn thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
…
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.”
Theo đó nếu có bằng chứng về việc vay tài sản như văn bản (giấy viết tay, thư điện tử…), ghi âm, ghi hình,… và bên kia có hành vi bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ vay của bạn thì họ có thể bị xem xét về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Bên cạnh đó, khi có các bằng chứng liên quan về hợp đồng vay bạn còn có thể khởi kiện yêu cầu người đó thanh toán lại tiền vay cũng như khoản tiền lãi khi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền vay cho bạn. Căn cứ quy định Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Lãi suất trong hợp đồng vay để xác định nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Như vậy, nếu vào thời điểm cho vay bạn không có giấy tờ, bằng chứng ghi nhận nợ giữa bên kia với mình, bây giờ bạn vẫn có thể gọi điện, nhắn tin với họ để ghi nhận về sự tồn tại của hợp đồng vay và mức lãi suất đặt ra (nếu có). Đó sẽ là căn cứ để phía bên cơ quan công an hoặc Tòa án nhân dân xem xét về hành vi của người này và có biện pháp xử lý phù hợp với người này.
Ngược lại, nếu bạn không có bất cứ bằng chứng nào ghi nhận về quan hệ vay hộ giữa bạn và người kia phát sinh trên thực tế thì việc khởi kiện của mình là không có căn cứ, rất khó để chứng minh và gần như là không thể đòi lại khoản tiền đã vay hộ.