Hiện nay việc vay mượn tiền và xác nhận qua tin nhắn diễn ra rất phổ biến tại nước ta hiện nay. Vậy vay mượn tiền có xác nhận qua tin nhắn có kiện được không?
Mục lục bài viết
1. Tin nhắn có được xem là chứng cứ không?
– Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, chứng cứ được xác định dựa trên thông điệp dữ liệu điện tử. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Cùng với đó, Điều 87 Bộ luật hình sự 2015 quy định về nguồn chứng cứ. Theo đó, nguồn của chứng cứ bao gồm:
+ Vật chứng;
+ Lời khai, lời trình bày;
+ Dữ liệu điện tử;
+ Kết luận giám định, định giá tài sản;
+ Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
+ Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
+ Các tài liệu, đồ vật khác.
Theo quy định trên, dữ liệu điện tử được xem là một trong những nguồn của chứng cứ. Tức, nó được xem là một trong những căn cứ xác định nguồn của chứng cứ trong vụ án.
– Khoản 2 và khoản 3 Điều 99 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định một cách cụ thể và rõ ràng về dữ liệu điện tử như sau:
+ Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác. Tức, dữ liệu điện tử là những nguồn thông tin được thu thập từ những phương tiện viễn thông, mạng internet,.. Thông qua những phương tiện điện tử này, cá nhân, tổ chức sẽ lấy được những thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc làm chứng cứ trong vụ việc bất kỳ.
+ Dữ liệu điện tử được xem là nguồn của chứng cứ. Về cơ bản, giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Thông qua các hoạt động này, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xác định và tìm ra nguồn chứng cứ.
Dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ phục vụ công tác điều tra vụ án. Song, xét về thực tế, việc thu thập những thông tin về nguồn chứng cứ này thường tốn nhiều thời gian, đòi hỏi yếu tố kỹ thuật trong công tác điều tra, thu thập chứng cứ của cơ quan Nhà nước.
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy, tin nhắn, hình ảnh, ghi âm cuộc gọi là những dữ liệu điện tử. Mà dữ liệu điện tử là nguồn của chứng cứ. Do đó, tin nhắn, hình ảnh, ghi âm cuộc gọi cũng được xem là chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án.
Hiện nay, trong bối cảnh khoa học công nghệ thông tin bùng nổ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, tin nhắn, hình ảnh, ghi âm cuộc gọi được xem là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để cơ quan Nhà nước giải quyết các vụ việc. Người dân thường sử dụng dữ liệu điện tử để lưu trữ những giao dịch liên quan. Khi xảy ra tranh chấp hay có yếu tố tội phạm xảy ra, họ sẽ sử dụng những dữ liệu này để tố giác tội phạm; bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Vậy nên, tin nhắn, là một trong những nguồn dữ liệu quan trọng, phục vụ cho công tác điều tra và giải quyết vụ án của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Vay mượn tiền có xác nhận qua tin nhắn có kiện được không?
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy, tin nhắn cũng được xem là một hình thức của chứng cứ. Tuy nhiên, để có thể khởi kiện dựa vào xác nhận vay tiền qua tin nhắn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo đó, Điều 91 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định về nghĩa vụ chứng minh. Theo đó, đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Trường hợp 2: Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
– Trường hợp 3: Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt
Đồng thời, điều luật này quy định rõ, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.
Như vậy, đối với trường hợp các cá nhân, tổ chức muốn sử dụng khởi kiện đòi nợ qua tin nhắn thì phải đảm bảo chứng minh tính hợp pháp cho chứng cứ mà họ nộp lên.
Quy định này giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, giám sát tính hợp pháp của các bằng chứng gửi lên. Trong nhiều trường hợp cụ thể, nó còn được xem là cơ sở để quyết định xem chủ thể có yêu cầu khởi kiện có thể tiến hành khởi kiện thông qua bằng chứng là tin nhắn hay không.
Cùng với đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nguồn, tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử được xem là nguồn của chứng cứ. Như vậy, trong các giao dịch dân sự, khi các bên
3. Thủ tục khởi kiện đòi nợ:
3.1. Hồ sơ khởi kiện đòi nợ:
Để thực hiện khởi kiện đòi nợ, các cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong bộ hồ sơ như sau:
– Đơn khởi kiện.
– Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền.
– Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
– Các tài liệu, chứng cứ khác.
Chỉ khi đảm bảo đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ trên, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu mới có thể tiến hành khởi kiện.
3.2. Quy trình khởi kiện đòi nợ:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu khởi kiện phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ nêu trên.
– Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ, cá nhân, tổ chức có nhu cầu sẽ thực hiện nộp đơn khởi kiện đòi nợ. Ở đây, các chủ thể này có thể nộp trực tiếp tại Tòa; Gửi theo đường dịch vụ bưu chính đến Tòa án; hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
– Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi nợ.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn này trong thời gian 03 ngày làm việc.
+ Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển cho đơn vị khác hoặc trả lại đơn khởi kiện.
+ Sau khi đơn khởi kiện được tiếp nhận, xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền thì Thẩm phán sẽ thông báo cho người khởi kiện đến nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có). Người này phải nộp trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy báo và nộp lại biên lai cho Tòa. Trong thời hạn 03 ngày, Thẩm phán thông báo về việc thụ lý vụ án.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
+ Chuẩn bị xét xử trong thời gian 04 tháng. Trong thời gian này, Tòa sẽ tiến hành lập hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, hòa giải… Nếu vụ án phức tạp hoặc có tình tiết bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
+ Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa sẽ mở phiên tòa.
Như vậy. để tiến hành khởi kiện đòi nợ, cá nhân, tổ chức phải tuân thủ đúng và đầy đủ theo các quy trình, thủ tục nêu trên. Có thể thấy, nếu không có tình tiết phức tạp thì một vụ án khởi kiện đòi nợ có thể kéo dài trong khoảng 06 tháng; nếu phức tạp thì có thể kéo dài trong khoảng 08 tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015