Pháp luật nước ta quy định các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư kinh doanh có thể lựa chọn một trong nhiều hình thức đầu tư như thành lập tổ chức kinh tế, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Văn phòng điều hành là gì?
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về hợp đồng hợp tác kinh doanh :
1.1. Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh :
Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn được gọi tắt là hợp đồng BCC là loại hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Chủ thể của hợp đồng BCC có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam với nhau hoặc với cá nhân, tổ chức nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
Khi thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BCC, do không thành lập tổ chức kinh tế nên nhà đầu tư nước ngoài muốn điều hành trực tiếp dự án thì được phép thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.
Ta nhận thấy, hợp đồng hợp tác kinh doanh có những vai trò quan trọng trong thực tiễn. Trong hợp tác kinh doanh thì không phải thành lập pháp nhân mới, các bên không phải tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp nên nhanh chóng tiến hành hoạt động kinh doanh đặc biệt với dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Giúp các nhà đầu khắc phục được điểm yếu của mình và sử dụng được hầu hết các lợi thế trong kinh doanh. Khi ký hợp đồng BCC các bên độc lập và nhân danh chính mình trong quá trình hoạt động.
1.2. Chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể:
– Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
– Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
– Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật thì mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC. Việc quy định như vậy là điểm khác biệt so với các quy định về hình thức đầu tư theo hợp đồng này theo pháp luật về đầu tư trước đây.
1.3. Hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Hợp đồng BCC được lập phải bằng văn bản trong trường hợp dự án đầu tư bằng hợp đồng BCC phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư.
Đối với hợp đồng BCC không phải làm thủ tục đăng đăng ký đầu tư thì có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể.
1.4. Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Khoản 1 Điều 28
– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh.
– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên.
– Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng.
– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng.
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 28
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, nội dung quan hệ đầu tư theo hợp đồng BCC về cơ bản là những thỏa thuận thể hiện tính hợp tác kinh doanh giữa các bên bao gồm các thỏa thuận bỏ vốn để cùng kinh doanh, cùng chịu rủi ro, cùng phân chia kết quả kinh doanh.
1.5. Ưu điểm và hạn chế của hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có những ưu điểm sau đây:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh không yêu cầu phải thành lập pháp nhân được xem là ưu điểm nổi bật đối với các nhà đầu tư. Nhà đầu tư và đối tác có thể thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng với tư cách là nhà đầu tư độc lập mà không bị ràng buộc bởi một pháp nhân chung.
Nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc thành lập và vận hành một pháp nhân mới.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng này cũng là một trong những lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một thị trường mới nhưng vẫn nhanh chóng tiếp cận được thông tin dưới sự am hiểu về thị trường thông qua những đối tác trong nước.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có những hạn chế chủ yếu sau:
Việc thực hiện những hợp đồng, giao dịch bên lề nhằm để phục vụ cho Hợp đồng hợp tác kinh doanh về cơ bản cũng sẽ gây phân vân cho bên thứ ba khi không tồn tại một đại diện – một công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư. Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm giữa các bên đối tác khi giao kết hợp đồng với bên thứ ba. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận việc lựa chọn con dấu của một trong hai bên để phục vụ cho việc kí kết các hợp đồng với bên thứ ba. Trong trường hợp khi có rủi ro xảy ra, cụ thể khi các bên bất đồng quan điểm trong việc sử dụng con dấu để ký kết hợp đồng, thì dự án đầu tư đó sẽ phải dừng lại và chờ đợi giải quyết.
2. Văn phòng điều hành trong hợp đồng BCC:
2.1. Thủ tục thành lập văn phòng điều hành trong hợp đồng BCC:
Thủ tục thành lập văn phòng điều hành trong hợp đồng BCC đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 49 Luật đầu tư 2020. Cụ thể bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành được quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật đầu tư 2020, bao gồm:
– Thứ nhất: Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành
Văn bản này phải đảm bảo các nội dung sau:
+ Tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có) của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.
+ Tên, địa chỉ văn phòng điều hành.
+ Nội dung, thời hạn, phạm vi hoạt động của văn phòng điều hành.
+ Họ, tên, nơi cư trú, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng điều hành.
– Thứ hai: Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng điều hành.
– Thứ ba: Bản sao
– Thứ tư: Bản sao hợp đồng BCC.
Bước 2: Nộp và tiếp nhận hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ được nêu cụ thể bên trên, nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC mang nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.
Sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận hồ sơ, đưa phiếu hẹn trả kết quả cho nhà đầu tư.\
Bước 3: Giải quyết hồ sơ.
Pháp luật nước ta quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch và đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.
Cần lưu ý rằng, văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC sẽ có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành
Khi nộp hồ sơ và nhận kết quả, người làm thủ tục phải mang các giấy tờ sau:
– Giấy tiếp nhận hồ sơ và giấy hẹn trả kết quả;
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác.
– Trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ và nhận kết quả, thì người làm thủ tục phải xuất trình Giấy CMND hoặc hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và một trong các giấy tờ sau:
+ Hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả.
+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng điều hành:
Quyền và nghĩa vụ của văn phòng điều hành bao gồm:
– Được sở hữu và sử dụng con dấu.
– Được mở tài khoản.
– Được tuyển dụng lao động và ký kết
– Các quyền và nghĩa vụ khác được thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.
Như vậy, văn phòng điều hành có các quyền cơ bản được nêu trên và sẽ được thành lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như quyền lợi hợp pháp của các chủ thể đầu tư.