Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào? Phân biệt văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào? Phân biệt văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Theo đó, như quy định tại Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 trên thì văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, cũng có thể thấy được văn phòng đại diện không trực tiếp kinh doanh, không được ký các hợp đồng kinh doanh với dấu của văn phòng đại diện, nhưng vẫn được ký kết các hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở văn phòng đại diện đó và hợp đồng đó sẽ đóng dấu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khác với văn phòng đại diện thì địa điểm kinh doanh theo như quy định trên lại thực hiện hoạt đông kinh doanh là chính.
Đối với việc thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần phải đăng ký đối với hoạt động của văn phòng đại diện của mình, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thực hiện. Ngoài ra, khi đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện (khoản 1 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Như vậy có thể thấy, pháp luật không quy định hạn chế đối với địa điểm thành lập văn phòng đại diện. Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài được quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Khác với văn phòng đại diện, việc thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD thì;
“Đối với việc lập địa điểm kinh doanh: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.”.
Như vậy, khi doanh nghiệp tiến hành mở thêm địa điểm kinh doanh thì chỉ cần gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo được quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, tại quy định này, pháp luật có quy định về nơi đặt đại điểm kinh doanh như sau:
“Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”.
Như vây, so với văn phòng đại diện thì nơi thành lập địa điểm kinh doanh có chút hạn chế hơn.
Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Do đó, khi có nhu cầu mở rộng thị trường thì căn cứ vào mục đích của doanh nghiệp mình để lựa chọn hình thức mở rộng phù hợp.