Vấn đề pháp lý khi tuyên bố người đang truy nã mất tích hoặc chết
Tuyên bố một người mất tích là một sự kiện pháp lý nhằm xác định một người không rõ tung tích, cũng không rõ còn sống hay đã chết. Theo quy định tại Điều 78 “
” Khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp
thông báo , tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan,Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích….”
Tuyên bố một người mất tích sẽ xảy ra những hậu quả pháp lý sau đây:
– Về tư cách chủ thể: tạm thời chấm dứt tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích.
– Về quan hệ nhân thân: nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
– Về quan hệ tài sản: người đang quản lý tài sản cho người bị tuyên bố mất tích tiếp tục quản lý tài sản đó. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được Tòa án giải quyết cho ly hôn thì tài sản của người bị tuyên bố mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý. Nếu không có những người này thì thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Về việc tuyên bố một người đã chết, Điều 81 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định:
“ Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
a. Sau 3 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tín tức xác thực là còn sống;
b. Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c. Bị tai nạn hoặc thảm họa thiên tai mà sau 1 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d. Biệt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; …”
Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người đã chết:
– Về tư cách chủ thể: chấm dứt hoàn toàn.
– Quan hệ nhân thân: được giải quyết như đối với người đã chết.
– Quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết.
Do đó, về mặt lý luận, việc tuyên bố một người mất tích, hay đã chết chỉ là một sự suy đoán pháp lý mà sự suy đoán có thể đúng hoặc sai. Và việc suy đoán này có thể bị hủy bỏ bất cứ lúc nào nếu thỏa mãn các điều kiện theo luật định. “ Cái chết” ở đây chỉ mang ý nghĩa pháp lý chứ không hề mang ý nghĩa sinh học. Như vậy, khi tuyên bố một người đang bị truy nã chết hoặc mất tích sẽ xảy ra những hậu quả pháp lý gì?
Truy nã là việc cơ quan điều tra ra quyết định để truy tìm tung tích của người vi phạm pháp luật hình sự (đã có hoặc chưa có bản án xét xử của tòa án) khi người đó bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. Quyết định truy nã chỉ hết hiệu lực khi người người bị truy nã đã chết hoặc bị bắt giữ theo quyết định truy nã hoặc trong trường hợp có quyết định đình nã của cơ quan điều tra.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp tuyên bố mất tích đối với người đang bị truy nã, lệnh truy nã được coi như là căn cứ “ đã biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết…”. Có thể hiểu, cơ quan điều tra đã áp dụng các biện pháp tìm kiếm, dù không phải các biện pháp quy định trong bộ luật tố tụng dân sự, nhưng những biện pháp này hợp pháp, tích cực, triệt để nhưng vẫn không tìm thấy tung tích của người bị truy nã nên vẫn không thể xác thực được người đó còn sống hay đã chết. Mặt khác, luật không quy định người bị tuyên bố mất tích đã biệt tích vì lý do gì. Do đó, hoàn toàn có cơ sở để tuyên bố một người đang bị truy nã là mất tích.
Trong trường hợp tuyên bố đã chết đối với người đang bị truy nã. “Chết” được coi là căn cứ để một quyết định truy nã hết hiệu lực, tuy nhiên, “chết” ở đây phải là cái chết trên thực tế, tức là cái chết sinh học. Việc một người bị Tòa án tuyên bố đã chết chỉ là chết mang ý nghĩa pháp lý. Như vậy, việc tòa án tuyên bố đã chết đối với đối tượng đang bị truy nã không làm triệt tiêu giá trị pháp lý của quyết định truy nã và không phải cơ sở làm chấm dứt nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự của người bị kết án.