Những quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề về thành lập quỹ từ thiện
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, Tôi đang tìm hiểu thủ tục để thành lập 1 quỹ từ thiện. Về hồ sơ thành lập tôi được biết có những thủ tục sau:
Hồ sơ thành lập quỹ bao gồm: 1. Đơn đề nghị thành lập quỹ; 2.Dự thảo điều lệ quỹ; 3. Tài liệu chứng minh tài sản góp để thành lập quỹ: có xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà sáng lập đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Còn đối với những tài sản khác thì đã thực hiện việc chuyển sở hữu tài sản cho quỹ; 4. Sơ yếu lý lịch/phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên sáng lập quỹ.
Xin cho tôi hỏi tài liệu chứng minh tài sản có phải là xác nhận của ngân hàng về số dư trên tài khoản hiện tại của sáng lập viên không? Hay tôi phải mở 1 tài khoản khác mang tên quỹ? Nhưng quỹ chưa đc phép thành lập thì làm sao có tài khoản quỹ? Nếu chúng tôi đăng ký hoạt động trong phạm vi quận huyện thì chúng tôi có được hỗ trợ các trường hợp khó khăn ở ngoài quận huyện hay tỉnh thành không? Và chúng tôi sẽ tiến hành báo cáo đối với các trường hợp trên như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư. Chúc luật sư cuối tuần vui vẻ.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Điều 2 của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã quy định như sau :
“Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận”.
Cũng tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP tại Điều 31 có những quy định cụ thể về tài sản thành lập quỹ như sau
“1. Nguồn tài sản, tài chính của quỹ bao gồm:
a) Tiền đồng Việt Nam và tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản và các loại tài sản khác) của các cá nhân, tổ chức dưới hình thức
hợp đồng ủy quyền , hiến tặng, di chúc của người để lại tài sản hoặc các hình thức khác góp vào quỹ. Cá nhân, tổ chức đã góp tài sản vào quỹ không còn quyền sở hữu và trách nhiệm dân sự với tài sản đó. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ, quyền tài sản phải được định giá bởi tổ chức thẩm định giá được thành lập theo quy định của pháp luật;b) Các khoản sinh lời từ tài sản, tài chính của quỹ;
c) Tài sản, tài chính hợp pháp khác.
2. Tài sản, tài chính của quỹ được sử dụng để đảm bảo hoạt động ban đầu của quỹ, chi cho các nhiệm vụ phù hợp với điều lệ của quỹ và quy định của pháp luật.
3. Đối với tài sản là tiền đồng Việt Nam có số lượng từ 50 (năm mươi) triệu trở lên; ngoại tệ, vàng có giá trị quy đổi tương đương 50 (năm mươi) triệu đồng Việt Nam trở lên đóng góp cho quỹ phải được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng của quỹ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
>>> Luật sư
Ngoài ra, tại Điều 35 khi quy định về vấn đề quản lý tài sản, tài chính của quỹ Nghị định số 30/2012/NĐ-CP đã quy định:
“1. Hội đồng quản lý quỹ ban hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của quỹ.
2. Ban Kiểm soát quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ và báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý về tình hình tài sản, tài chính của quỹ.
3. Giám đốc quỹ chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, nguồn thu, các định mức chi tiêu của quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý trên cơ sở nhiệm vụ hoạt động đã được Hội đồng quản lý quỹ thông qua; không được sử dụng tài sản, tài chính quỹ vào các hoạt động khác ngoài tôn chỉ, mục đích của quỹ.
4. Hội đồng quản lý quỹ và Giám đốc quỹ có trách nhiệm công khai tình hình tài sản, tài chính quỹ hàng quý, năm theo các nội dung sau:
a) Danh sách, số tiền, hiện vật đóng góp, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho quỹ;
b) Danh sách, số tiền, hiện vật tổ chức, cá nhân được nhận từ quỹ;
c) Báo cáo tình hình tài sản, tài chính và quyết toán quý, năm của quỹ theo từng nội dung thu, chi theo Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
5. Đối với các khoản chi theo từng đợt vận động, việc báo cáo được thực hiện theo quy định hiện hành về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
6. Quỹ phải thực hiện công khai
báo cáo tài chính , báo cáo quyết toán quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) hàng năm theo quy định hiện hành”
Như vậy, việc quản lý tài khoản ngân hàng sẽ do bên ngân hàng tiến hành, cũng như do Hội đồng quản lý quỹ của quỹ từ thiện của bạn quản lí và xác minh.
Về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước cáp quận (huyện), tỉnh ( thành phố) được quy định tại Điều 45 của Nghị định 30/2012 này.
Qua đó, thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động có ích cho cộng đồng.