Vấn đề chuyển đối giới tính dưới góc độ tâm lý, y học và pháp lý. Quy định về việc chuyển đổi giới tính.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Chuyển đổi giới tính là quá trình can thiệp làm thay đổi giới tính của một cá nhân khi giới tính đó đã được xác định rõ. Trên thế giới hiện nay, chuyển đổi giới tính không còn là vấn đề quá xa lạ. Tại Anh ngay từ những năm 2004 đã cho ra đời Luật có tên The Gender Recognition Act – Đạo luật thừa nhận giới tính, luật này cho phép các công dân đã chuyển đổi giới tính có thể nộp đơn lên ủy ban thừa nhận giới tính xin giấy phép chứng nhận giới tính mới của họ và được cấp khai sinh mới, được kết hôn và được hưởng các quyền lợi như công dân bình thường khác. Trước đó các nước như Đức, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển…đã công nhận vấn đề này rồi. Còn tại Mỹ, hầu hết các tiểu bang đều cho phép những người phẫu thuật chuyển đổi giới tính được đổi tên và giới tính trong giấy khai sinh. Một số nước ở châu Á cũng đã thừa nhận tính hợp pháp của những công dân chuyển đổi giới tính. Năm 2003, Nhật Bản đã thông qua đạo luật cho phép những người bị “rối loạn về nhận dạng giới tính” được chuyển đổi giới tính. Singapore cũng đã công nhận quyền được kết hôn của những người chuyển đổi giới tính.
Ở Việt Nam những năm gần đây đã xuất hiện những trường hợp chuyển đổi giới tính mặc dù số lượng chưa nhiều nhưng có chiều hướng ngày càng gia tăng: ca sỹ Lâm Chi Khánh, Hương Giang Ido ….Chính vì vậy, xem xét về chuyển đổi giới tính dưới các góc độ khác nhau để đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp là điều cần thiết.
1. Dưới góc độ y học
Thay đổi giới tính luôn là một vấn đề mà các nhà khoa học dày công nghiên cứu, khám phá. Dưới góc độ y học, đây là hiện tượng trên cơ thể XY (nam giới) dần có các biểu hiện bề ngoài của XX (nữ giới), thậm chí còn biến đổi cả giọng nói và tính cách. Điều này cũng xảy ra ngược lại với nữ giới và tạo ra những biến đổi bất thường về giới tính. Bộ nhiễm sắc thể của người bình thường bao gồm 22 cặp nhiễm sắc thể thường và cặp nhiễm sắc thể giới tính, XX ở nữ giới và XY ở người nam. Công thức nhiễm sắc thể hay còn gọi là nhiễm sắc thể đồ (Karyotype) được viết dưới dạng: 46, XX hoặc 46, XY. Bất kỳ một thay đổi nào về số lượng hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể của một người so với công thức nhiễm sắc thể chuẩn, đều có thể dẫn đến các bất thường trong quá trình phát triển của người đó.
Khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính làm cho người chuyển đổi có ngoại hình giống như giới tính mà mình mong muốn. Một trong những hoạt động không thể thiếu chính là tiêm hoocmon đặc biệt là hoocmon sinh dục và cấy ghép vào cơ thể hệ thống cơ quan sinh dục giả. Tuy nhiên trên phương diện y học thì sau khi thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính, cơ thể của người được chuyển đổi hoàn toàn không có khả năng tiết các hoocmon cần thiết cho cơ thể mà các hoocmon này phải định kỳ tiêm vào cơ thể. Mặt khác hệ thống cơ quan sinh dục được cấy ghép vào cơ thể cũng không thể thực hiện được chức năng “thiên tạo” chính là sinh sản để duy trì nòi giống. Chính vì vậy, trên phương diện y học không thể thực sự biến đổi một người nam thành một người nữ hay biến một người nữ thành nam mà chủ yếu chỉ là làm thay đổi ngoại hình của người chuyển đổi giới tính để họ có ngoại hình giống với giới tính mà mình mong muốn mà thôi.
Theo nhiều chuyên gia y tế thì những người hoàn toàn bình thường về giới tính nhưng vẫn muốn chuyển giới sẽ chỉ tạo nên những con người trái “tự nhiên”. Thực tế, để có được thân hình từ nam thành nữ và ngược lại, người chuyển giới phải mất một khoản tiền không nhỏ trong thời gian khoảng ba năm cho các phẫu thuật chỉnh hình công phu…
Tóm lại, dưới góc độ y học thì hiện nay con người chưa thể can thiệp để thay đổi giới tính (thay đổi nhiễm sắc thể) được.
2. Dưới góc độ tâm lý
Tạo hóa ban tặng cho loài người hai giới tính đặc trưng gồm đàn ông và phụ nữ để họ có những đặc quyền và lợi thế riêng biệt. Tuy nhiên, không phải bất kì cá thể nào khi sinh ra cũng được đặt đúng vị trí mà mình mong muốn. Đó là những người muốn chuyển đổi giới tính của bản thân sang giới tính đối lập, có thể nam chuyển thành nữ hoặc ngược lại. Về mặt khoa học, thì những người thuộc nhóm chuyển đối giới tính có suy nghĩ, tính cách, hoocmon cơ thể trái ngược hoàn toàn với những đặc tính thể chất họ có được khi sinh ra. Đó là những con người tuy mang hình hài bên ngoài là đàn ông nhưng trong bản thân họ đã có những dấu hiệu của một người phụ nữ, họ có những sở thích về ăn mặc, sinh hoạt và nhất là nhu cầu sinh hoạt tình dục giống như mọi người phụ nữ khác.
Và ngược lại, có những cô gái ngay từ nhỏ đã thích ăn mặc như con trai, càng lớn tuổi họ càng thích chơi với những người bạn gái đồng giới. Dân gian quen gọi họ là pê đê hoặc ô môi. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 1% dân số ở trong tình trạng này.
Họ không có sự lựa chọn nào khác, đó là một trở ngại không mong muốn. Người chuyển giới có thể được phân loại như sau: nhóm người chấp nhận với giới tính thực đối lập với sự hiện hữu tồn tại, không có mong muốn phẫu thuật để biến đổi cơ thể. Họ vẫn thực hiện đầy đủ thiên chức của mình, có thể cưới vợ, sinh con, quan hệ tình dục với những người khác giới mặc dù giới tính bên trong là khác biệt. Nhóm người thứ hai là những người mong muốn thay đổi cấu tạo cơ thể vốn có, khao khát được sở hữu những đặc điểm giới tính vốn dĩ không được tạo hóa ban tặng. Và ở họ tồn tại một trạng thái cảm xúc mãnh liệt, khao khát đến cùng cực, nếu không được thực hiện sẽ dẫn đến sự bất mãn và trầm cảm với thế giới xung quanh. Họ luôn đeo đuổi ước vọng được chuyển giới. Một số người sẵn sàng thay đổi cấu trúc cơ thể của bản thân để đáp ứng niềm khao khát mãnh liệt đó. Và khi mong muốn được thỏa mãn, vấn đề tinh thần của họ được giải quyết, họ cảm thấy hạnh phúc khi đươc sống với con người đích thực của mình.
3. Dưới góc độ pháp lý
Cần khẳng định rằng, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa quy định hay công nhận việc chuyển đổi giới tính mà mới chỉ quy định về cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
>>> Luật sư
Điều 36, “
“Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.Việc xác định giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần phải có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
Xác định giới tính thực hiện theo quy trình của pháp luật.”
Như vậy, Điều 36 “
“Giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp cả y học nhằm xác định rõ về giới tính”.
Để quy định chi tiết Điều 36 “Bộ luật dân sự năm 2015”, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2008/NĐ-CP, trong đó giải thích rõ:
“khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ, hoặc lưỡng giới thật”
Còn trường hợp giới tính chưa được định hình chính xác được hiểu là :
“Những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay là nữ xét về cả bộ phận sinh dục hay nhiễm sắc thể giới tính”.
Quy định này của pháp luật nhằm mục đích để những người có khuyết tật bẩm sinh hoặc giới tính chưa được định hình chính xác được trả lại giới tính đích thực.
Nhìn từ góc độ pháp lý, có thể thấy xác định lại giới tính là một quyền nhân thân có điều kiện và chỉ khi đáp ứng được các điều kiện luật định mới có quyềnyêu cầu y học xác định lại giới tính chính xác. Pháp luật cũng qui định, những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác, trước và sau khi xác định lại giới đều hoàn toàn bình đẳng về quyền nhân thân với những người bình thường khác. Có nghĩa, họ có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, tôn trọng bí mật đời tư…
Sau khi xác định lại giới tính, cơ quan Tư pháp căn cứ vào Giấy chứng nhận y tế (do cơ sở khám, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp) để giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã xác định lại giới tính. Sau khi hoàn tất thủ tục, họ sẽ được sửa lại giới tính trên các loại giấy tờ nhân thân như khai sinh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, văn bằng, chứng chỉ. Người xác định lại giới tính cũng có quyền được tự do kết hôn như mọi công dân khác và làm giấy khai sinh cho con (nếu có), được nhận nuôi con nuôi… theo quy định tại Nghị định số 88/2008/ NĐ – CP)
Như vậy, có thể thấy việc “xác định lại giới tính” – trả lại giới tính thực cho những người bị khuyết tật hoặc giới tính chưa được định hình chính xác được pháp luật bảo vệ chặt chẽ, khác với việc “chuyển đổi giới tính” – được thực hiện theo “ý thích”. Thế nhưng, không ít người do chưa hiểu biết đầy đủ, cứ cho rằng pháp luật cấm “đổi giới”, mà thực ra pháp luật chỉ cấm chuyển đổi giới tính với những người hoàn toàn bình thường về giới tính nhưng vẫn muốn chuyển đổi.
Theo ông Nguyền Đình Lộc (cựu bộ trưởng bộ tư pháp) thì hiện nay Quốc hội mới chỉ xem xét chuyện xác định lại giới tính ở những trường hợp khi sinh ra không rõ là nam hay nữ. Thực ra đây là những trường hợp lưỡng giới (intersex), chủ yếu là do những thay đổi trong quá trình bào thai của đứa trẻ dẫn đến hiện tượng bộ phận sinh dục của đứa trẻ không rõ là nam hay nữ. Tỷ lệ này trên thế giới thực ra không nhiều. Đây là vấn đề chuyên môn khá sâu, vì để xác định lại giới tính cho đứa trẻ phải cần đến các nhà khoa học, chuyên gia tâm lý và sự tham gia của bố mẹ trong quá trình điều trị, phẫu thuật và liệu pháp tâm lý sau điều trị. Còn “chuyển đổi giới tính”, đó lại là vấn đề khác. Theo các nghiên cứu về giới hiện nay, có những người sinh ra về mặt sinh học rõ ràng là nam (hoặc nữ) nhưng về mặt tâm lý họ luôn luôn nghĩ rằng họ là giới ngược lại. Chính vì thế họ luôn cố gắng chứng tỏ mình qua cách ăn mặc, xưng hô và mong muốn mãnh liệt muốn chuyển đổi bề ngoài sinh học theo giới mà họ mong muốn. Những người này gọi là transgender ở nước ta hay gọi là pê đê. Không có bằng chứng nào cho rằng họ là những người bệnh tật.
Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép những người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác được xác định lại giới tính còn nghiêm cấm thực hiện chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính.
Gần đây nhất, Quyền chuyển đổi giới tính đã chính thức được Quốc hội thông qua trong Bộ luật Dân sự năm 2015, vào sáng ngày 24/11/2015. Theo Điều 37,
“Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Bộ luật có hiệu lực thi hành từ 1.1.2017, bao gồm 27 chương, 689 Điều.