Từ chối nhận di sản thừa kế được xem là quyền của người thừa kế, trong trường hợp này thì người thừa kế phải soạn văn bản từ chối di sản thừa kế theo quy định pháp luật. Vậy văn bản từ chối nhận di sản phải được gửi cho những chủ thể nào?
Mục lục bài viết
1. Khi nào cần phải viết văn bản từ chối nhận di sản?
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau, trong nhiều trường hợp khác nhau, nhiều người không muốn nhận di sản thừa kế và từ chối nhận di sản thừa kế, thì cần phải viết văn bản từ chối hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Việc từ chối hưởng di sản thừa kế phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản thừa kế. Có thể nói, quyền từ chối nhận di sản là một quy định không mới trong lĩnh vực pháp luật về thừa kế nhằm đảm bảo quyền định đoạt của công dân khi họ được hưởng quyền thừa kế. Và để từ chối di sản thừa kế thì cũng cần phải đáp ứng được điều kiện nhất định.
Pháp luật về thừa kế qua các thời kỳ đều quy định rằng điều kiện để từ chối nhận di sản thừa kế đó là, người thừa kế không được từ chối di sản nhầm mục đích trốn tránh nghĩa vụ về mặt tài sản của mình. Bởi lẽ quyền thừa kế là một quyền tài sản, có thể đem lại cho người thừa kế những lợi ích nhất định từ việc nhận di sản thừa kế. Việc người thừa kế từ chối di sản tức là họ đang từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của mình có thể xâm phạm đến quyền lợi của một chủ thể thứ ba mà người thừa kế đang có nghĩa vụ về mặt tài sản. Việc thực hiện từ chối quyền sở hữu như vậy đã vi phạm Điều 160 của Bộ luật dân sự năm 2015 về nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, tức là chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý trí của mình đối với tài sản tuy nhiên không được trái với quy định của pháp luật, không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, không được làm ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc hoặc lợi ích cộng đồng, không được làm xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của chủ thể khác. Vì vậy cho nên pháp luật dân sự không cho phép người thừa kế được từ chối nhận di sản để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình và điều này là hoàn toàn hợp lý.
2. Văn bản từ chối nhận di sản phải được gửi cho những ai?
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 620 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định cụ thể về việc từ chối nhận di sản thừa kế. Theo như phân tích ở trên thì từ chối nhận di sản thừa kế được coi là quyền của con người tuy nhiên không được xâm phạm đến quyền lợi của các chủ thể khác. Khi thực hiện hoạt động từ chối nhận di sản thì cần phải đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó thì pháp luật hiện nay có quy định một số vấn đề về từ chối nhận di sản như sau:
– Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo quy định của pháp luật, tuy nhiên trong một số trường hợp thì người thừa kế sẽ không có quyền từ chối nhận di sản, đó là việc từ chối nhận di sản nhầm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật, văn bản từ chối nhận di sản phải được gửi đến các chủ thể khác nhau, đó là người quản lý di sản, người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để cho họ biết và nắm bắt;
– Việc từ chối nhận di sản của các chủ thể theo quy định của pháp luật hiện nay phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản trên thực tế.
Như vậy theo điều luật nêu trên thì có thể nói, văn bản từ chối nhận di sản phải được gửi đến những chủ thể sau đây:
– Người quản lý di sản;
– Những người đồng thừa kế khác;
– Người được giao nhiệm vụ phân chia di sản trên thực tế.
3. Văn bản từ chối nhận di sản có cần công chứng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 620 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề từ chối di sản. Theo đó thì việc từ chối di sản sẽ phải được lập thành văn bản và gửi đến các chủ thể khác nhau theo như phân tích ở trên. Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 59 của Luật công chứng năm 2018 có quy định, người thừa kế theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản theo nhu cầu và mong muốn của bản thân. Khi yêu cầu công chứng viên công chứng văn bản từ chối nhận di sản theo quy định của pháp luật thì người công chứng cần phải xuất trình một số giấy tờ cơ bản, trong đó quan trọng nhất là phải xuất trình được di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc các giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế, ngoài ra thì người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản cần phải cung cấp giấy chứng tử hoặc những giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã qua đời trên thực tế. Như vậy theo như phân tích ở trên thì người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản hoặc không. Pháp luật hiện nay không bắt buộc văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó thì đối với văn bản từ chối nhận thừa kế, bắt buộc phải lập thành văn bản tuy nhiên có thể công chứng hoặc không thể công chứng khi có yêu cầu. Pháp luật hiện nay không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực đối với văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
4. Người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Luật công chứng năm 2018 hiện nay có quy định cụ thể về người yêu cầu công, người làm chứng và người phiên dịch, cụ thể như sau:
– Người yêu cầu công chứng được xác định là cá nhân có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp người yêu cầu công chứng được xác định là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó hoặc được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền. Trong trường hợp người yêu cầu công chứng trong quá trình yêu cầu thì phải xuất trình được những giấy tờ cơ bản, phải xuất trình được các giấy tờ cần thiết liên quan đến cả công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các giấy tờ đó;
– Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, người yêu cầu công chứng không nghe được và không kí được, người yêu cầu công chứng không điểm chỉ được hoặc trong một số trường hợp khác xuất phát từ lý do chủ quan hoặc khách quan, do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng. Người làm chứng phải đảm bảo tính khách quan và minh bạch. Ngoài ra người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, người làm chứng trong trường hợp này là người không có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng đó. Bên cạnh đó thì người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời theo nhu cầu và nguyện vọng của bản thân, nếu trong trường hợp người yêu cầu công chứng không mời được người làm chứng theo ý nguyện của mình thì công chứng viên sẽ chỉ định người làm chứng;
– Trong trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng việt thì họ phải có người phiên dịch. Người phiên dịch trong trường hợp này phải được xác định là người từ đủ 18 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người phiên dịch phải thông thạo tiếng Việt và thông thạo ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng trên thực tế bào trong quá trình công chứng, đồng thời thì người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời theo ý nguyện của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch.
Như vậy theo phân tích ở trên, người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau:
– Cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản được xác định là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng phải được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật hoặc phải được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền;
– Người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải xuất trình được đầy đủ các giấy tờ có liên quan đến quá trình công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế đó và người yêu cầu công chứng cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính hợp pháp của các loại giấy tờ mà mình đã cung cấp;
– Nếu người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế là người không đọc được và không nghe được, có khiếm khuyết trong quá trình điểm chỉ hoặc ký tên hoặc một số trường hợp khác thì việc yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải có người làm chứng;
– Nếu người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế không thông thạo tiếng việt thì phải có người phiên dịch.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.