Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Bạn cần biết

Điện toán đám mây là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng?

  • 04/09/202304/09/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    04/09/2023
    Bạn cần biết
    0

    Điện toán đám mây được nhắc tới rất nhiều trong thời kỳ 4.0 hiện nay vì những lợi ích vượt trội mà mô hình này mang lại. Các ứng dụng khác nhau của điện toán đám mây đã chứng tỏ hiệu quả trong việc cung cấp một loạt các giải pháp cho các vấn đề khác nhau.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Điện toán đám mây là gì?
      • 2 2. Đặc điểm của điện toán đám mây:
        • 2.1 2.1. Tính tự đáp ứng theo nhu cầu:
        • 2.2 2.2. Truy cập mọi lúc, mọi nơi:
        • 2.3 2.3. Khả năng co giãn nhanh chóng:
        • 2.4 2.4. Chi trả theo thực dùng:
      • 3 3. Phân loại điện toán đám mây:
        • 3.1 3.1. Phân loại theo mô hình cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây:
          • 3.1.1 + Platform as a Service (PaaS) 
          • 3.1.2 + Software as a Service (SaaS)
        • 3.2 3.2. Phân loại theo cách thức triển khai điện toán đám mây:
      • 4 4. Ứng dụng của điện toán đám mây:
        • 4.1 4.1. Lưu trữ, kết nối và chia sẻ dữ liệu:
        • 4.2 4.2. Phân tích dữ liệu lớn:
        • 4.3 4.3. Sao lưu và khôi phục dữ liệu:
        • 4.4 4.4. Lưu trữ trang web:
        • 4.5 4.5. Ngăn chặn mã độc và Virus
        • 4.6 4.6. Thử nghiệm và phát triển sản phẩm /dịch vụ:
        • 4.7 4.7. Ứng dụng quản lý doanh nghiệp:

      1. Điện toán đám mây là gì?

      Điện toán đám mây là một khái niệm mới xuất hiện trong công nghệ thông tin thời gian gần đây, khái niệm này rất vẫn mới mẻ với mọi người. Điện toán đám mây (có tên tiếng anh là Cloud Computing) là một giải pháp cung cấp công nghệ thông tin như một loại dịch vụ. Giải pháp điện toán này dựa vào Internet, tại đây cung cấp tài nguyên chia sẻ. Người dùng có thể truy cập nguồn tài nguyên điện toán dùng chung thông qua mạng Internet một cách dễ dàng và nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. Với mô hình này, người dùng sẽ được tiếp cận với các nguồn tài nguyên công nghệ, năng lượng điện toán, dữ liệu đến từ những nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

      Sự ra đời của mạng xã hội Facebook, sàn thương mại điện tử Amazon, Lazada,… càng chứng tỏ được tầm quan trọng của ĐTĐM đối hầu hết các lĩnh vực liên quan tới mạng Internet. Các website đến từ các tập đoàn lớn như Google hay Microsoft  cũng đang sử dụng điện toán đám mây. Các ứng dụng chương trình của nó như Google Drive, Google Doc, Gmail, Dropbox, OneDrive, iCloud,… đều phải dựa trên Cloud Computing. Khi đăng ký và sử dụng,chúng ta có thể lưu trữ các tài khoản, tài liệu của mình và truy cập vào sử dụng bất cứ lúc nào miễn có kết nối Internet.

      2. Đặc điểm của điện toán đám mây:

      2.1. Tính tự đáp ứng theo nhu cầu:

      Dịch vụ mà điện toán đám mây cung cấp cho người dùng là bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết khi sử dụng dữ liệu số (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ). Từ đó người dùng có thể thoải mái thiết lập, sử dụng và huỷ bỏ một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần sự can thiệp của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian.

      2.2. Truy cập mọi lúc, mọi nơi:

      Để truy cập vào các tài khoản điện toán đám mây, chỉ cần một yêu cầu duy nhất và đơn giản nhất là thiết bị kết nối được với Internet. Chúng ta có thể sử dụng làm việc ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời gian nào và bạn cũng có thể work from home mà không bắt buộc phải tới văn phòng, hay phải truy cập vào hệ thống máy tính của công ty mới có thể làm được.

      2.3. Khả năng co giãn nhanh chóng:

      Khả năng này có tính linh động mở rộng hoặc thu nhỏ hệ thống tùy theo nhu cầu của người sử dụng một cách nhanh chóng. Khi nhu cầu tăng, hệ thống sẽ tự động mở rộng bằng cách thêm tài nguyên vào. Khi nhu cầu giảm, hệ thống sẽ tự động giảm bớt tài nguyên. Khả năng co giãn giúp cho nhà cung cấp sử dụng tài nguyên hiệu quả, tận dụng triệt để tài nguyên từ đó phục vụ được nhiều khách hàng.

      2.4. Chi trả theo thực dùng:

      Nhiều dịch vụ điện toán đám mây sử dụng mô hình điện toán theo nhu cầu, mô hình tương tự với cách các tiện ích theo nhu cầu truyền thống như tiêu thụ điện. Bên cạnh đó một số khác tiếp thị dựa vào tiền đóng trước. Điện toán đám mây cho phép giới hạn dung lượng lưu trữ, băng thông, tài nguyên máy tính và số lượng người dùng kích hoạt theo tháng.

      Ngoài ra, điện toán đám mây còn cung cấp  một số các đặc điểm như Độ tin cậy, hiệu suất, khả năng chịu đựng,…

      3. Phân loại điện toán đám mây:

      3.1. Phân loại theo mô hình cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây:

      Ba mô hình cung cấp của Cloud Computing bao gồm Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ IaaS, Nền tảng dưới dạng dịch vụ PaaS và Phần mềm dưới dạng dịch vụ SaaS. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm đặc trưng như sau:

      + Infrastructure as a Service (IaaS) 

      IaaS chuyên cung cấp các tính năng cơ bản nhất như mạng, máy tính ảo, không gian lưu trữ dữ liệu, CPU, RAM, HDD/SSD,…
      Khi sử dụng dịch vụ này, người dùng đã có một máy chủ ảo trên không gian đám mây để làm việc. Họ không cần phải quan tâm tới các khía cạnh khác như máy chủ nằm ở trung tâm dữ liệu nào, sử dụng mạng viễn thông nào,…

      + Platform as a Service (PaaS) 

      PaaS cho phép người dùng lựa chọn các phần mềm mong muốn, triển khai và sử dụng mà không cần quan tâm tới việc cập nhật các phiên bản mới, RAM, CPU,…

      + Software as a Service (SaaS)

      SaaA cho phép người dùng đăng nhập và sử dụng phần mềm mà không am hiểu về các yếu tố kỹ thuật, cài đặt,…

      3.2. Phân loại theo cách thức triển khai điện toán đám mây:

      + Public Cloud- Đám mây công cộng

      Public Cloud là một nền tảng sử dụng mô hình điện toán đám mây tiêu chuẩn để giúp các nguồn tài nguyên có thể sử dụng và và điều khiển được từ xa. Public Cloud là hạ tầng ĐTĐM được dùng cho tất cả các khách hàng trên hạ tầng dùng chung của nhà cung cấp. Public Cloud phù hợp với quy mô vừa và nhỏ và dữ liệu không yêu cầu bảo mật ở mức cao.

      + Private Cloud- Đám mây riêng

      Private Cloud là các dịch vụ được cung cấp thông qua mạng Internet hoặc mạng nội bộ được các thành viên trong nội bộ đó sử dụng, mang tính riêng tư. Phục vụ cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng máy chủ ảo đám mây riêng, không chia sẻ với người ngoài. Mô hình này phù hợp với những doanh nghiệp lớn vì họ có nhu cầu sử dụng máy chủ nhiều và muốn đảm bảo tính bảo mật cao.

      + Hybrid Cloud- Đám mây lai

      Đây là loại hình kết hợp giữa hai nền tảng public cloud và private cloud, cho phép người dùng lựa chọn cùng lúc các dịch vụ của 2 để phù hợp với từng nhu cầu của mình. Vì kết hợp của hai nền tảng nên Hybird Cloud thừa hưởng những ưu điểm của các nền tảng đó, khắc phục được những rủi ro hay gặp phải.

      + Community Cloud- Cộng đồng đám mây

      Đây là một mô hình điện toán đám mây cung cấp giải pháp cho một số lượng hạn chế của các cá nhân/tổ chức quản lý. Phục vụ nhu cầu chia sẻ hạ tầng và dữ liệu ra bên ngoài, nhằm mục đích chia sẻ thông tin nhanh chóng.

      4. Ứng dụng của điện toán đám mây:

      4.1. Lưu trữ, kết nối và chia sẻ dữ liệu:

      Điện toán đám mây cung cấp cho người dùng khả năng lưu trữ dữ liệu, người dùng có thể lưu trữ một dữ liệu lớn, thậm chí là vô hạn. Bởi hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều có trung tâm dữ liệu lớn chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động bảo trì, vận hành của hệ thống. Người dùng có thể truy cập và chỉnh sửa một cách dễ dàng từ mọi nơi và mọi thiết bị có kết nối Internet. Nhờ vậy, mà nhân viên của doanh nghiệp có thể thực hiện các công việc từ xa một cách dễ dàng bởi vì hệ thống điện toán đám mây sử dụng tài nguyên thông qua kết nối Internet. Việc chia sẻ và cập nhật những thay đổi trong các dữ liệu, kế hoạch chung đơn giản hơn rất nhiều so với phương thức làm việc truyền thống như: gửi từng file một, cập nhật so sánh từng file thay đổi.

      4.2. Phân tích dữ liệu lớn:

      Một ứng dụng khác của điện toán đám mây là khả năng phân tích dữ liệu lớn cụ thể là IAAS (cơ sở hạ tầng) trong đám mây chung, PAAS (nền tảng) trong đám mây riêng, SAAS (dịch vụ) trong đám mây lai. Với một dữ liệu lớn như vậy đối các cơ sở hạ tầng truyền thống cần nhiều thời gian, thiết bị và nhân lực để có thể tổng hợp. Đây có thể là dữ liệu về khách hàng, xu hướng thị trường, hiệu suất bán hàng của doanh nghiệp và hơn thế nữa. Việc sử dụng ứng dụng của điện toán đám mấy trong phân tích dữ liệu lớn sẽ giúp cho doanh nhiệp tiết kiện tiền bạc và thời gian.

      4.3. Sao lưu và khôi phục dữ liệu:

      Trước khi có điện toán đám mây, chúng ta thường sao lưu dữ liệu trên ổ cứng HDD hoặc SDD. Nếu như các ổ cứng này hư hỏng hoặc bị mất thì vấn đề gặp phải chính là mất dữ liệu mà không thể khôi phục được. Dữ liệu sao lưu theo cách này cũng dễ bị nhiễm vi-rút, dễ bị thất lạc và gây hại cho doanh nghiệp.

      Vì vậy, sao lưu và lưu trữ dựa trên điện toán đám mây là một giải pháp khắc phục cho những rủi ro trên.  Việc này rất dễ thực hiện và cung cấp bảo mật dữ liệu tự động và thường xuyên hơn, tối đa cho doanh nghiệp. Một số dịch vụ điện toán đám mây cho phép người dùng lên lịch sao lưu, và có thể mã hóa các bản sao lưu để tránh sự cố tấn công hacker xảy ra.

      4.4. Lưu trữ trang web:

      Công nghệ điện toán đám mây giúp ích rất lớn cho doanh nghiệp trong việc lưu trữ trang web hiệu quả, để đáp ứng sự tăng trưởng liên tục của doanh nghiệp. Lưu trữ trang web trên nền tảng đám mây cung cấp cho doanh nghiệp khả năng mở rộng. Trong trường hợp trang web có vấn đề, doanh nghiệp chỉ cần chuyển sang máy chủ có sẵn gần nhất.

      Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ thanh toán theo nhu cầu thực tế sử dụng, nhưng vẫn luôn đảm bảo hệ thống an ninh được xuyên suốt và trọn vẹn.

      4.5. Ngăn chặn mã độc và Virus

      Người sử dụng phần mềm chống virus bằng công nghệ điện toán đám mây có thể kết nối với phần mềm Anti-Virus của nhà cung cấp. Với công nghệ điện toán đám mây chỉ cần quan tâm ứng dụng diệt virus của nhà cung cấp có tính năng gì, mức độ hỗ trợ và cách dùng mà không cần quan tâm nhiều đến yếu tố nền tảng. Ứng dụng này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí đáng kể. 

      4.6. Thử nghiệm và phát triển sản phẩm /dịch vụ:

      Trước đây, phát triển một ứng dụng hoặc phần mềm nội bộ là quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng phức tạp và đắt tiền. Vì các yêu cầu phức tạp trong cài đặt, cấu hình phần cứng và phần mềm.

      Với điện toán đám mây, người dùng được cung cấp nhiều công cụ tích hợp và phân phối liên tục với chi phí rẻ hơn. Điều này giúp cho việc thử nghiệm và phát triển phần mềm nhanh hơn, ít phức tạp hơn và rẻ hơn. Vì vậy, doanh nghiệp có thể mở rộng và test sản phẩm của mình trên một môi trường ảo, kiểm tra tính năng, bảo mật và tốc độ của các yếu tố. Đảm bảo các sản phẩm phát hành ra thị trường đều đồng loạt tốt như nhau.

      4.7. Ứng dụng quản lý doanh nghiệp:

      Thông qua điện toán đám mây, người dùng có thể quản lý dễ dàng, theo dõi sát sao hơn, nắm bắt được tiến độ làm việc của nhân viên.Ví dụ điển hình là sử dụng các ứng dụng quản lý kinh doanh như Hoạch định Tài nguyên Doanh nghiệp (ERP) hoặc Quản lý Quan hệ Khách hàng (CRM),…

      Các ứng dụng này được triển khai bằng cách sử dụng phần mềm như một dịch vụ (SaaS), tiết kiệm rất nhiều giấy in, mực, máy tính, camera,…cho doanh nghiệp.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Dịch vụ internet

        Điện toán đám mây

        Internet

        Mạng xã hội


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Filter là gì? Những filter trên Instagram đẹp và hot nhất?

        Instagram là ứng dụng được nhiều người yêu thích và sử dụng phổ biến bởi chúng sở hữu đa dạng các tính năng. Một trong số đó là hiệu ứng filter mang đậm chất sống ảo và sang chảnh!

        ảnh chủ đề

        Mạng WAN là gì? Mạng LAN là gì? Internet là WAN hay LAN?

        Internet là một mạng toàn cầu, kết nối các mạng LAN và WAN trên toàn thế giới với nhau, cho phép người dùng truy cập vào các tài nguyên và dịch vụ trên toàn cầu thông qua việc sử dụng các giao thức và các chuẩn truyền thông chung. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!

        ảnh chủ đề

        Quân triều đình là gì? Quân triều định trên Facebook chỉ ai?

        Quân triều đình và lính triều đình là những thuật ngữ được sử dụng để chỉ đến những người có trách nhiệm bảo vệ đất nước và bảo đảm an ninh trật tự. Vậy trên nền tảng mạng xã hội Facebook, thuật ngữ quân triều đình là chỉ ai?

        ảnh chủ đề

        Internet vệ tinh là gì? Ưu và nhược điểm của Internet vệ tinh?

        Công nghệ chùm vệ tinh với ưu điểm giải quyết được nhiều bài toán về khả năng phủ sóng hiện tại đang được coi là xu hướng viễn thông mới của thế giới. Internet vệ tinh là gì? Ưu và nhược điểm của Internet vệ tinh? là chủ đề trong nội dung hôm nay của chúng mình mời bạn đọc tham khảo nội dung để biết chi tiết nhé.

        ảnh chủ đề

        Shopee Xu là gì? Kiếm ở đâu? Shopee xu dùng để làm gì?

        Shopee xu là một trong những loại ưu đãi mà Shopee dành cho khách hàng khi sử dụng shopee. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn về Shopee Xu, Cách kiếm shopee xu và sử dụng Shopee xu dùng để làm gì?

        ảnh chủ đề

        Body me là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa hot trend Body me?

        Một trong những hot trend đáng chú ý là việc sử dụng "body me".Từ này khiến nhiều người tò mò và tạo nên một trào lưu để châm biếm với việc sử dụng tiếng Anh không chính xác. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

        ảnh chủ đề

        ID Apple là gì? Dùng để làm gì? Cách lập ID Apple nhanh?

        Hiện nay có rất nhiều cách tạo tài khoản ID Apple cho người dùng trên các thiết bị của người dùng Apple. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số cách tạo tài khoản ID Apple mới trên các thiết bị của Apple.

        ảnh chủ đề

        Google Lens là gì? Công dụng và cách sử dụng chi tiết?

        Google Lens có nhiều công dụng hữu ích dựa trên tích hợp trí tuệ nhân tạo và xử lý hình ảnh. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về chủ đề Google Lens dành cho các độc giả tìm hiểu thêm về Google Lens.

        ảnh chủ đề

        Body Samsung là gì? Body samsung là gì trên Facebook?

        Body samsung là tên gọi đang được lan truyền trên các trang mạng xã hội. Để hiểu rõ hơi thì dưới đây là bài viết giúp độc giả có cái nhìn chung nhất về Body Samsung trên Facebook.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|763365|
        "