Vai trò của thỏa ước lao động tập thể. Vai trò của thỏa ước lao động tập thể đối với mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Vai trò của thỏa ước lao động tập thể. Vai trò của thỏa ước lao động tập thể đối với mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 73 “Bộ luật lao động 2019”:
“Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định”.
Theo đó, thỏa ước lao động được hình thành từ sự thỏa thuận, thương lượng giữa tập thể người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về các vấn đề như an toàn, vệ sinh lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng…
Có thể nói, thỏa ước lao động tập thể là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi người làm công ăn lương, được thông qua người đại diện của mình là công đoàn để xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động, đó là một trong những tiêu chí cơ bản của vấn đền nhân quyền.
Cụ thể, đối với doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể có các vai trò sau đây:
Thứ nhất, thỏa ước lao động tập thể tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của cả hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động.
NSDLĐ và NLĐ luôn có sự mâu thuẫn về lợi ích, tuy nhiên, dưới góc độ nào đó thì NSDLĐ và NLĐ đều cần có nhau để đạt được mục đích của mình. NSDLĐ cần đến sức lao động của NLĐ để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua đó kiếm lời. Còn NLĐ cũng cần cung ứng sức lao động của mình cho chủ sử dụng lao động để có thu nhập nuôi sống bản thân và các thành viên trong gia đình. Do đó, hiệu quả của sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của chủ sử dụng lao động cũng như thu nhập của NLĐ phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của các bên và việc các bên thực hiện các cam kết của mình trên thực tế.
Thứ hai, thực hiện ký thỏa ước lao động tập thể góp phần điều hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh không cần thiết, tạo ra những điều kiện cho sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Có thể thấy, thỏa ước lao động tập thể tạo điều kiện cho người lao động được bình đẳng trong mối quan hệ với NSDLĐ bằng cách tạo điều kiện để họ có có được những thỏa thuận có lợi hơn so với quy định của pháp luật và hạn chế được những yêu sách bất lợi từ phía NSDLĐ. Từ đó, những mâu thuẫn, xung đột và tranh chấp trong quan hệ lao động cũng được ngăn ngừa tối đa. Bên cạnh đó, thông qua thỏa ước lao động tập thể sẽ thống nhất hóa được chế độ lao động đối với những người lao động cùng một ngành nghề, công việc, trong cùng một doanh nghiệp, một vùng, một ngành (nếu là thỏa ước vùng, ngành). Như vậy sẽ loại trừ được sự cạnh tranh không chính đáng, nhờ sự đồng hóa các đảm bảo phụ xã hội trong các bộ phận doanh nghiệp, trong các doanh nghiệp cùng loại ngành nghề, công việc (nếu là thỏa ước ngành).
>>> Luật sư
Thứ ba, thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét giải quyết tranh chấp lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm hai loại: tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Đối với tranh chấp lao động cá nhân, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các điều khoản hai bên đã ký kết để giải quyết tranh chấp. Bên cạnh
Mặt khác, tranh chấp lao động tập thể thường là những tranh chấp về thỏa ước. Do đó, trong trường hợp này, thỏa ước lao động tập thể đương nhiên là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp đó.
Thứ tư, thỏa ước lao động tập thể là nguồn quy phạm đặc biệt bổ sung cho luật lao động. Về bản chất, thỏa ước lao động tập thể vừa mang tính chất hợp đồng (thỏa thuận, thương lượng) vừa mang tính chất quy phạm, do đó thỏa ước lao động được coi là “bộ luật con” của doanh nghiệp. Thỏa ước tập thể không chỉ đơn thuần là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật mà nó còn góp phần cho việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật lao động. Trong thỏa ước lao động tập thể, những điều kiện làm việc được ấn định theo phương pháp tiến bộ và dân chủ hơn bởi thỏa ước là kết quả của sự thương lượng giữa tập thể NLĐ và NSDLĐ.