Luật phá sản không chỉ quy định trình tự thu hồi tài sản và thanh toán theo thứ tự cho chủ nợ mà còn tạo cơ hội cho người mắc nợ và chủ nợ thỏa thuận, tái tổ chức kinh doanh và lập kế hoạch trả nợ phù hợp.
Nội dung của pháp luật phá sản không chỉ bao gồm trình tự thu hồi tài sản và thanh toán theo một thứ tự nhất định cho các chủ nợ mà nó còn có một khía cạnh thứ hai đáng lưu ý là: tạo cơ hội cho người mắc nợ và chủ nợ thỏa thuận, tái tổ chức kinh doanh và lập kế hoạch trả nợ phù hợp.
I. Khái quát chung về pháp luật phá sản:
Pháp luật phá sản là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về điều kiện mở thủ tục phá sản, điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoặc thủ tục áp dụng thủ tục thanh lý doanh nghiệp, quy định trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản cũng như thi hành quyết định tuyên bố phá sản, về địa vị pháp lí và mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia tố tụng phá sản và các vấn đề khác phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản.
Nội dung của pháp luật phá sản không chỉ bao gồm trình tự thu hồi tài sản và thanh toán theo một thứ tự nhất định cho các chủ nợ mà nó còn có một khía cạnh thứ hai đáng lưu ý là: tạo cơ hội cho người mắc nợ và chủ nợ thỏa thuận, tái tổ chức kinh doanh và lập kế hoạch trả nợ phù hợp. Pháp luật phá sản luôn là một hệ thống mở, luôn vận động cho phù hợp với các yêu cầu của nền kinh tế của mỗi quốc gia.Như Luật phá sản của các nước trên thế giới, nội dung pháp luật phá sản Việt Nam tập trung ghi nhận những vấn đề quan trọng như: đối tượng áp dụng pháp luật phá sản, lí do phá sản, cơ quan có thẩm quyền tuyên bố phá sản và thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản.
Phá sản là hiện tượng bình thường và cần thiết của kinh tế thị trường, còn pháp luật phá sản là sự can thiệp có ý thức của nhà nước vào hiện tượng này nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực của nó. Thông qua pháp luật phá sản, nhà nước và
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
II. Vai trò của pháp luật phá sản nhìn từ góc độ lợi ích của chủ nợ:
Trong LPS của đa số các nước đều xác định chủ nợ là các pháp nhân hay thể nhân có các khoản nợ không được trả đúng hạn. Chủ nợ thường được phân thành ba loại: chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm.
Khi mới hình thành, LPS chủ yếu được áp dụng cho các thương gia nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Ví dụ: LPS đầu tiên của nước Anh đã quy định nhiều biện pháp rất nghiêm ngặt, kể cả bỏ tù con nợ. Đồng thời với quá trình dân chủ hóa các hoạt động kinh tế, nhất là xu thế mở rộng quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh, pháp luật về phá sản ngày càng có xu hướng nhân đạo hóa các biện pháp áp dụng đối với chủ DN bị phá sản, phát triển các quy định nhằm bảo vệ lợi ích của các con nợ. Tuy nhiên lợi ích của các chủ nợ vẫn là mục tiêu bảo vệ hàng đầu.
Các chủ nợ của DN là những người có quyền lợi bị ảnh hưởng nhiều nhất trong một vụ phá sản. Do đó, chủ nợ được pháp luật quy định các quyền để họ có thể tham gia bảo vệ lợi ích của mình. Pháp luật cho phép các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX (Khoản 1, Điều 13, LPS 2004). Chủ nợ có quyền khiếu nại về quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản DN, có quyền khiếu nại DN về danh sách chủ nợ do tổ quản lí tài sản lập, có quyền khiếu nại về quyết định tuyên bố phá sản DN. Đại diện chủ nợ là thành viên của tổ chức quản lí tài sản. Các chủ nợ có quyền tham gia hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương hướng hòa giải tổ chức lại hoạt động kinh doanh của DN hoặc thảo luận và kiến nghị với Thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của DN nếu không có phương án hòa giải hoặc phương án hòa giải không được thông qua (chỉ những chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần mới có quyền biểu quyết tại hội nghị chủ nợ)
Ngoài ra, vai trò của LPS trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ còn được thể hiện qua quy định tại Điều 31, LPS 2004 : kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm DN, HTX cất giấu, tẩu tán tài sản; thanh toán nợ không có bảo đảm; từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của DN.Bên cạnh đó, sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản DN, HTX phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện những họat động sau: cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản; nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng; chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; vay tiền; bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản; thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của DN, HTX và trả lương cho người lao động trong DN, HTX.
Để bảo vệ tuyệt đối quyền lợi cho các chủ nợ, LPS cho phép chủ nợ không có bảo đảm còn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố các giao dịch của DN, HTX quy định tại khoản 1,Điều 43 của LPS 2004 vô hiệu. Khi các giao dịch này được tuyên bố vô hiệu thì những tài sản thu hồi được phải nhập vào khối tài sản của DN, HTX. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có lợi hơn cho DN, HTX thì chủ nợ cũng có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng.
LPS đã tạo ra một thủ tục pháp lí đảm bảo sự bình đẳng quyền lợi giữa các chủ nợ, không cho phép chủ nợ nào được tự ý xé lẻ đi kiện riêng con nợ để đòi nợ, không một chủ nợ nào được con nợ ưu tiên trả nợ trong khi các chủ nợ khác chưa được trả (trừ chủ nợ có đảm bảo đặc biệt cho món nợ của mình, chủ nợ có tài sản cầm cố, thế chấp).
LPS 1993 hạn chế khả năng thu hồi vốn của các chủ nợ. Ví dụ như quy định về nghĩa vụ của chủ nợ phải chứng minh DN, HTX mất khả năng thanh toán vì thua lỗ trong hoạt động kinh doanh khi nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, quy định thời hạn hai năm thua lỗ hoặc khó khăn trong kinh doanh như là một yếu tố bắt buộc của khái niệm “lâm vào tình trạng phá sản”, quy định về trình tự phục hồi như là giai đoạn bắt buộc trong mọi trường hợp sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết tuyên bố phá sản… LPS 2004 đã khắc phục những hạn chế đó, mở rộng khả năng đòi nợ của các chủ nợ khi đưa ra khái niệm phá sản đã đoạn tuyệt với nguyên nhân khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh và thời hạn thua lỗ. Đây là một bước tiến lớn của pháp luật phá sản nước ta, thể hiện sự can thiệp sớm của Nhà nước vào hiện tượng phá sản.