Ủy quyền đại diện giải quyết tranh chấp tài sản của cha mẹ. Quy định về người đại diện, đại diện tham gia giải quyết tranh chấp.
Ủy quyền đại diện giải quyết tranh chấp tài sản của cha mẹ. Quy định về người đại diện, đại diện tham gia giải quyết tranh chấp.
Tóm tắt câu hỏi:
Bố mẹ tôi có mảnh đất chung nhưng do bất đồng quan điểm nên mẹ tôi muốn ủy quyền cho tôi là con gái ông bà thay mặt mẹ tôi nếu có tranh chấp về pháp luật vậy tôi có thể đại diện hợp pháp của mẹ tôi trên mảnh đất đó được không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Điều 142 Bộ luật dân sự 2005 quy định đại diện theo ủy quyền như sau:
“1. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
2. Hình thức ủy quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.”
Việc đại diện theo ủy quyền là một hình thức đại diện được pháp luật công nhận và có thể thực hiện giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền trong những trường hợp pháp luật không cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật dân sự 2005 như sau:“2. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó”.
Theo Điều 143 Bộ luật dân sự 2005 quy định người đại diện theo ủy quyền như sau:
“1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Điều 144 phạm vi đại diện như sau:
“1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền.
3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.
5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Theo bạn trình bày, bố mẹ bạn có mảnh đất chung, nhưng do có mâu thuẫn nên mẹ bạn muốn ủy quyền hợp pháp cho bạn có quyền quyết định đối với mảnh đấy này khi xảy ra tranh chấp, do vậy, mẹ bạn và bạn cần xác lập một
Điều 581
"Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định."
Điều 582. Thời hạn uỷ quyền
"Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền."
Điều 584. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền
"Bên được uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;
5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này."
Điều 585. Quyền của bên được uỷ quyền
"Bên được uỷ quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền;
2. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền."
Điều 586. Nghĩa vụ của bên uỷ quyền
"Bên uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc;
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền;
3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền và trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao."
Điều 587. Quyền của bên uỷ quyền
"Bên uỷ quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền;
2. Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, nếu không có thoả thuận khác;
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 584 của Bộ luật này."
>>> Luật sư tư vấn ủy quyền đại diện giải quyết tranh chấp: 1900.6568
Như vậy, mẹ bạn và bạn sẽ tiến hành làm một hợp đồng ủy quyền có công chứng, nội dung hợp đồng là sự thỏa thuận những công việc mà mẹ bạn ủy quyền cho bạn. Sau khi tiến hành ký xong thì bạn có thể thay mặt mẹ giải quyết khi xảy ra tranh chấp.