Xét đến tình hình thực tế thì cá nhân, tổ chức nhiều khi cũng không thể tự mình thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến quyền, nghĩa vụ của mình nên pháp luật cho phép cá nhân tổ chức có thể thực hiện hoạt động ủy quyền. Vậy ủy quyền bằng lời nói có được công nhận hiệu lực không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Ủy quyền bằng lời nói có được công nhận hiệu lực không?
- 2 2. Trường hợp nào ủy quyền phải lập thành văn bản theo pháp luật quy định?
- 2.1 2.1. Liên quan đến thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
- 2.2 2.2. Uỷ quyền trong vấn đề điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng:
- 2.3 2.3. Về vấn đề ủy quyền quản lý lao động:
- 2.4 2.4. Khi cá nhân có nhu cầu uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1:
- 2.5 2.5. Một số hoạt động liên quan đến phá sản:
- 2.6 2.6. Một số các thủ tục liên quan đến hộ tịch:
- 2.7 2.7. Uỷ quyền trong một số trường hợp thuộc phạm vi điều chỉnh của luật doanh nghiệp:
1. Ủy quyền bằng lời nói có được công nhận hiệu lực không?
Uỷ quyền là một trong những hình thức của việc đại diện, thông qua hoạt động ủy quyền thì người ủy quyền sẽ thay mặt người uỷ quyền thực hiện công việc. Về việc ủy quyền thì cá nhân có thể thực hiện bằng giấy hoặc
Theo quy định nêu trên thì hợp đồng ủy quyền được biết đến là một giao dịch dân sự nên hình thức của giao dịch dân sự được pháp luật ghi nhận được quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể là bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Chính vì vậy, Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể vẫn được pháp luạt công nhận. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mà việc ủy quyền bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc phải hoàn thiện việc công chứng, chứng thực, đăng ký tại cơ quan thẩm quyền thì cũng phải tuân thủ theo đúng quy định.
Không chỉ phải đảm bảo về mặt hình thức thể hiện nội dung ủy quyền mà cá nhân cần lưu ý phải thỏa mãn các điều kiện để hợp đồng ủy quyền bằng lời nói có hiệu lực, cụ thể vấn đề đã được nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Cá nhân thực hiện việc ủy quyền phải là chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Xét về ý chí thực hiện hoạt động này thì chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Liên quan đến mục đích và nội dung của giao dịch dân sự phải đảm bảo là các điều khoản không vi phạm điều cấm của luật, đặc biệt cũng không trái đạo đức xã hội.
Với các quy định trên, để có thể ủy quyền thì cần đảm bảo các điều kiện đã được quy định và hình thức cũng cần tuân thủ, việc lựa chọn hình thức ủy quyền theo các cách khác nhau như lời nói, văn bản, hành vi cụ thể vẫn được pháp luật bảo hộ.
2. Trường hợp nào ủy quyền phải lập thành văn bản theo pháp luật quy định?
Như đã đề cập vẫn tồn tại những trường hợp bắt buộc phải lập hợp đồng ủy quyền thì mới có giá trị pháp lý trên thực tế. Trong phạm vi bài viết này thì tác giả liệt kệ một só trường hợp phải tuân thủ việc lập văn bản ủy quyền như sau:
2.1. Liên quan đến thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Theo ghi nhận tại Khoản 2, Điều 96 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì khi các bên có thỏa thuận với nhau về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Việc mang thai hộ phải được vợ chồng của các bên đồng thuận nên trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp này thì nghiêm cấm hoạt động ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý;
Để đảm bảo chặt chẽ thủ tục nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì khi thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập mà diễn ra cùng lúc với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.
2.2. Uỷ quyền trong vấn đề điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng:
Theo ghi nhận tại Khoản 1 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì trong quá trình quản lý người lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện hoạt động là thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 35 hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
Khi thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở cần đảm bảo sự có mặt của các cá nhân sau đây: có sự tham gia của người sử dụng lao động hoặc cá nhân đại diện được người sử dụng lao động sẽ tiến hành ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
2.3. Về vấn đề ủy quyền quản lý lao động:
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì việc người sử dụng lao động ủy quyền cho cá nhân yêu cầu người lao động thực hiện công việc theo yêu cầu ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc và người lao động này bị tai nạn lao động để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động thì cần lập thành văn bản rõ ràng
2.4. Khi cá nhân có nhu cầu uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp 2009 thì nếu có xuất hiện trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền theo quy định.
2.5. Một số hoạt động liên quan đến phá sản:
– Căn cứ theo Khoản 1 Điều 77 Luật phá sản 2014 thì tồn tại trường hợp chủ nợ không thể trực tiếp tham gia Hội nghị chủ nợ thì chủ nợ hoàn toàn có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
– Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản, thì chủ DN hoặc người đại diện hợp pháp của DN, HTX không còn khả năng thanh toán nếu không tham gia Hội nghị chủ nợ thì phải lập hợp đồng ủy quyền cho người khác tham gia; (Khoản 1 Điều 78 Luật phá sản 2014)
2.6. Một số các thủ tục liên quan đến hộ tịch:
– Đầu tiên cần xem xét đến quy định tại Khoản 2 Điều 6
(Lưu ý: Để đảm bảo được tính pháp lý thì văn bản ủy quyền bắt buộc phải được công chứng, chứng thực;trong nội dung ủy quyền cần được ghi rõ phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.
Cá nhân được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền)
2.7. Uỷ quyền trong một số trường hợp thuộc phạm vi điều chỉnh của luật doanh nghiệp :
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2022
– Đối với trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt hoặc không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty (Căn cứ theo Khoản 4 Điều 56 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp);
– Vì một số nguyên do mà Chủ tịch công ty xuất cảnh khỏi Việt Nam trên 30 ngày thì cần lập
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH/2020 Luật Doanh nghiệp;
THAM KHẢO THÊM: