Quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực di chúc? Giải quyết yêu cầu chứng thực? Giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật? Giải quyết vấn đề?
Tóm tắt câu hỏi:
Bà nội tôi nhờ một chú làm tư pháp xã làm di chúc cho bà tôi, chú đó bảo nên ra xã để chứng thực di chúc đó. Tuy nhiên, bác tôi lại nói là xã không được chứng thực, ở đấy chỉ chứng thực giấy tờ thông thông, di chúc phải ra văn phòng công chức. Mong luật sư giúp tôi, ủy ban xã có được chứng thực di chúc không?
Di chúc được hiểu là sự thể hiện các ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình sau khi chết. trong các trường hợp để lại di chúc nhưng không rõ di chúc có giá trị pháp lý hay không? Hay các vấn đề về Ủy ban nhân dân xã có được chứng thực di chúc không? Để tạo nên sự khách quan cho bản di chúc thì quy định của pháp luật đề ra như thế nào? Dưới bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc nêu như trên.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư Số: 01/2020/TT-BTP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực di chúc
1.1. Người không được công chứng, chứng thực di chúc
Tại
Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Như vậy, việc công chứng, chứng thực di trúc đã có quy định tại bộ Luật dân sự 2015 theo quy định thì Người không được công chứng, chứng thực di chúc đó là Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con người lập di chúc, Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc để đảm bảo tính khách quan thì việc quy định các trường hợp không được công chứng, chứng thực di chúc là hợp lý và có cơ sở.
1.2. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực không?
Căn cứ tại Bộ Luật Dân sự 2015 quy định thì
– Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
– Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
– Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
– Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
– Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
– Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
Như vậy, có thể nhận thấy giá trị của di chúc trong các trường hợp khác nhau được quy định trên đây để bảo đản sự công bằng và hợp lý nhất đối với giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực
2. Giải quyết yêu cầu chứng thực
Căn cứ dựa trên thông tư Số: 01/2020/TT-BTP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
+ Đối với những việc chứng thực tiếp nhận sau 15 giờ mà cơ quan thực hiện chứng thực không thể giải quyết và trả kết quả ngay trong ngày hoặc phải kéo dài thời hạn giải quyết theo quy định tại các điều 21, 33 và 37 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc và chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (sau đây gọi là Nghị định số 23/2015/NĐ-CP), thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực theo quy dịnh của pháp luật
+ Khi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu chứng thực thì người tiếp nhận hồ sơ và người thực hiện chứng thực không được đặt thêm thủ tục, không được gây phiền hà và yêu cầu nộp thêm giấy tờ trái quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư này.
3. Giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật
– Các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư này thì không có giá trị pháp lý.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực quy định tại khoản 1 Điều này đối với giấy tờ, văn bản do Phòng Tư pháp chứng thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực quy định tại khoản 1 Điều này đối với giấy tờ, văn bản do cơ quan mình chứng thực.
– Sau khi ban hành quyết định hủy bỏ giấy tờ, văn bản chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đăng tải thông tin về giấy tờ, văn bản đã được chứng thực nhưng không có giá trị pháp lý lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực quy định tại khoản 1 Điều này đối với giấy tờ, văn bản do cơ quan mình chứng thực và đăng tải thông tin về giấy tờ, văn bản đã được chứng thực nhưng không có giá trị pháp lý lên Trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
– Việc ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý và đăng tải thông tin thực hiện ngay sau khi phát hiện giấy tờ, văn bản đó được chứng thực không đúng quy định pháp luật.
4. Giải quyết vấn đề
Theo quy định tại
Tại Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
b) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo quy định này thì nếu trong trường hợp bà bạn viết di chúc thì nội dung và hình thức di chúc đảm bảo thì bạn hoàn toàn có thể chứng thực tại ủy ban nhân dân.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nọi dung Ủy ban nhân dân xã có được chứng thực di chúc không? và các thông tin pháp lý khác kèm theo dựa trên các quy định của pháp luật về chứng thực di chúc trong các trường hợp khác nhau tại quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản pháp luật khác