Đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này. Vậy UBND xã có thẩm quyền giao, thu hồi đất lưu không không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là đất lưu không?
Đất lưu không là khái niệm quen thuộc mà thường bắt gặp trong thực tiễn đời sống. Người ta thường nói đến “đất lưu không”, song không có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm của cụm từ này.
Song xét trong thực tiễn đời sống, từ “tiếng lóng” mà người dân thường nhắc đến, ta có thể hiểu, đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này.
Hay nói cách khác, hiểu một cách đơn giản, đất lưu không là đất nằm trong quỹ hành lang an toàn giao thông, phục vụ cho hoạt động bảo đảm hệ thống công trình giao thông.
Đất lưu không được sử dụng để xây dựng hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí…
Xét về nguyên tắc chung, thì đất lưu không là phần đất nằm trong quỹ đất chung của Nhà nước, chịu sự quản lý của Nhà nước (không phải là phần đất được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất cho người dân- tức không phải quỹ đất phục vụ nhu cầu sử dụng dân cư).
2. Người dân được sử dụng đất lưu không không?
Đất lưu không là đất được sử dụng vào mục đích phục vụ giao thông. Song, trong thực tế, phần đất này được người dân sử dụng tương đối nhiều. Người viết đang muốn đề cập đến việc sử dụng đất công (đất dành cho đường bộ). Người dân sử dụng phần đất này vào mục đích cá nhân như: Xây dựng nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi… Có rất nhiều người quan niệm rằng, phần đất này Nhà nước không cấp riêng cho một chủ thể nào, nên nó là đất của Nhà nước, bất kỳ ai cũng có quyền sử dụng; ai sử dụng đất trước và lâu dài, thì đất đai thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người đó. Vậy một câu hỏi được đặt ra, là người dân được sử dụng đất lưu không hay không?
Điều 43 Luật giao thông đường bộ quy định về phần đất dành cho đường bộ như sau:
– Thứ nhất, về phạm vi, thì phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
– Thứ hai, trong phạm vi đất dành cho đường bộ, người dân không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
– Thứ 3, trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, người dân được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Tức người dân được sử dụng phần đất trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ để quản cáo, phục vụ nông nghiệp, miễn không làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
– Thứ 4, người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ. Trong trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục.
– Thứ 5, đối với đất hành lang an toàn đường bộ, Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, người đang sử dụng đất nằm trong hành lang an toàn giao thông (đất lưu không) mà được pháp luật thừa nhận thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định. Tức người sử dụng đất nếu đang sử dụng đất nằm trong hành lang đường bộ vào các mục đích sử dụng đúng quy định, và được Nhà nước cho phép, thì các chủ thể này tiếp tục được sử dụng đất theo mục đích đã xác định trước đó.
Có thể thấy, pháp luật không hề cấm người dân sử dụng đất an toàn hành lang đường bộ. Nếu đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của Nhà nước, người dân sẽ tiếp tục được sử dụng đất này (Tuy nhiên, phần đất này vẫn thuộc quyền quản lý của cơ quan Nhà nước).
3. UBND xã có thẩm quyền giao, thu hồi đất lưu không không?
– Theo quy định tại Điều 35 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
+ Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung liên quan đến quản lý chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
+ Cơ quan Nhà nước này quyền ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã. Tức với các vấn đề nằm trong quyền hạn quản lý của Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân xã sẽ có quyền ban hành nghị quyết. Nghị quyết này mang tính áp dụng chung cho toàn thể người dân tại địa phương đó.
+ Ủy ban nhân dân xã có quyền đưa ra quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
+ Với những kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm của xã, Ủy ban nhân dân xã có quyền thông qua trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.
+ Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. Tức nguồn ngân sách địa phương sẽ do Ủy ban nhân dân xã quản lý, đưa ra quyết định và phương án thực hiện.
+ Với những nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, cơ quan Nhà nước này phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện.
Trên đây là nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Tức Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ được thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ luật định nêu trên. Nếu vượt quá, sẽ là không đúng thẩm quyền (trái với quy định của pháp luật).
– Điều 66
+ Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền ra quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Thu hồi đất đối đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
+ Thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
Cơ quan này có quyền thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Từ nội dung phân tích ở trên, việc thu hồi đất trong từng trường hợp cụ thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân xã không có thẩm quyền thu hồi đất của các hộ dân vì bất cứ lý do gì (Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có thẩm quyền quản lý đất, và thực hiện các hoạt động liên quan theo quy định của pháp luật).
Như vậy, có thể khẳng định, Uỷ ban nhân dân xã không có thẩm quyền giao, thu hồi đất lưu không không; mà thẩm quyền này thuộc về cơ quan cấp trên: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (trong từng trường hợp).
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.