Luật sư tư vấn luật dân sự miễn phí trực tuyến. Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài 19001950. Dịch vụ tư vấn luật dân sự trực tuyến uy tín hàng đầu Việt Nam.
Tư vấn về việc ủy quyền lại. Ký kết
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho hỏi: Tôi đã ký một
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Điều 117, Điều 562, Điều 564 Bộ luật dân sự 2015.
2. Giải thích pháp luật:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ủy quyền là việc một người nhân danh và vì quyền lợi của người khác thực hiện một hoặc một số công việc nhất định với sự đồng ý của người đó thông qua thỏa thuận cụ thể giữa các bên.
Pháp luật hiện hành, không quy định về hình thức bắt buộc của
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập: nghĩa là các bên tham gia vào giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự, không mắc các bệnh về thần kinh dẫn đến mất hay hạn chế về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Có như vậy, các bên mới ý thức được quyền cũng như nghĩa vụ của mình đối với giao dịch mà họ xác lập;
+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện: chủ thể tự mình và theo ý chí chủ quan của bản thân xác lập giao dịch dân sự mà không có sự đe dọa, ép buộc từ bên ngoài. Yếu tố này đảm bảo sự khách quan, trung thực của nội dung giao dịch dân sự được thực hiện.
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội: Pháp luật dân sự về nguyên tắc luôn tôn trọng ý chí tự do thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ dân sự. Tuy nhiên, để loại trừ các hành vi nguy hại cho xã hội cũng như quyền lợi hợp pháp của các chủ thể khác, sự thỏa thuận của các bên không được vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành cũng như trái với các quy phạm đạo đức được xã hội thừa nhận rộng rãi.
Về nội dung, hợp đồng ủy quyền cần chứa đựng những nội dung cơ bản như: phạm vi ủy quyền (những công việc người được ủy quyền được phép thực hiện); thời hạn ủy quyền; trách nhiệm của các bên đối với công việc được ủy quyền.
Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 quy định về ủy quyền lại như sau:
– Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
+ Có sự đồng ý của bên ủy quyền: người được ủy quyền có quyền ủy quyền lại cho người khác nếu được người ủy quyền chấp thuận.
+ Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được: Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người ủy quyền, trong trường hợp bất khả kháng như ốm đau, bệnh tật, thiên tai, địch họa mà người được ủy quyền không thể thực hiện công việc được ủy quyền dẫn đến ảnh hưởng về quyền và lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền thì có quyền ủy quyền lại cho người khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về việc ủy quyền lại cho bên thứ ba: 1900.6568
3. Kết luận:
Bạn ký giấy ủy quyền cho người A, người A không thực hiện được công việc bạn ủy quyền, đồng thời bạn cũng đồng ý cho người A ủy quyền lại cho B để thực hiện công việc bạn ủy quyền là đúng quy định của pháp luật. Như vậy, A chỉ cần ký hợp đồng ủy quyền lại với người B, trong hợp đồng ủy quyền lại có xác nhận của bạn là đồng ý cho người A ủy quyền lại cho B.
Điều 564 Bộ luật dân sự 2015, việc ủy quyền lại phải đảm bảo hai điều kiện:
+ Hình thức ủy quyền lại phù hợp với hợp đồng ủy quyền ban đầu: Trong trường hợp của bạn, vì ủy quyền lần đầu được lập thành văn bản nên việc ủy quyền lại cũng buộc phải được ghi nhận vào văn bản.
+ Phạm vi công việc người được ủy quyền lại được thực hiện không lớn hơn phạm vi ủy quyền ban đầu: có nghĩa là những công việc B được phép thực hiện nhân danh bạn không được nhiều hơn và ở phạm vi lớn hơn những công việc mà bạn ủy quyền cho A theo hợp đồng ủy quyền ban đầu.