Tự tử có được bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp mai táng không? Những đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tự tử có được hưởng chế độ tuất không?
Mục lục bài viết
1. Những đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy đinh tại Khoản 1 Điều 2
– Người lao động làm việc theo
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an và những người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
– Cán bộ, công chức, viên chức
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
– Học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra người lao động là công dân nước ngoài vào làm Việc tại Việt Nam theo đúng quy định pháp luật, có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ
Không chỉ người lao động, người sử dụng lao động cũng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm những đối tượng sau:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Trên đây là những đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngoài ra công dân là người Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Tự tử có được bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp mai táng không?
Trợ cấp mai táng là một trong những khoản chi phí được nhà nước hỗ trợ danh cho thân nhân của người đã chết khi người chết thuộc đối tượng có tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
2.1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Điều kiện được hưởng mai táng phí đối với những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
– Những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên
– Người đang hưởng lương hưu
– Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
– Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà họ chết (Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng)
Ví dụ 1: Ông Ngô tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 9 tháng ông Ngô tự tử chết. Trường hợp ông Ngô chết do tự tử và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 9 tháng (chưa đủ 12 tháng) nên người lo mai táng không được giải quyết trợ cấp mai táng.
Ví dụ 2: Bà Mùi đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết do bệnh tật. Bà Mùi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 5 năm 2 tháng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 10 tháng.Trường hợp bà T có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc là 60 tháng nên người lo mai táng được giải quyết hưởng trợ cấp mai táng
2.2. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia sẽ được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Người tham gia bảo hiểm bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng trợ cấp mai táng phí nếu đáp ứng đủ những điều kiện sau:
– Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;
– Người đang hưởng lương hưu.
– Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà họ chết (Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng)
Ví dụ 1: Bà Mùi đang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 5 năm thì chết do tự tử. Tại trường hợp này, người lo mai táng cho bà Mùi sẽ được hưởng trợ cấp mai táng phí vì bà Mùi đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ 60 tháng.
Ví dụ 2: Bà Duyên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chết do tự tử . Bà Duyên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 4 năm 3 tháng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 11 tháng.
Theo đó bà Duyên có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc là trên 60 tháng nên người lo mai táng của bà Duyên đẽ được giải quyết hưởng trợ cấp mai táng.
Như vậy người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tự tử thì vẫn được hưởng trợ cấp mai táng phí nếu đáp ứng đủ những điều kiện vừa nêu trên
3. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi tự tử có được hưởng chế độ tử tuất không?
Chế độ tử tuất được hiểu là một chế độ dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động dùng để bảo đảm cho nhân thân của họ hoặc các chi phí phát sinh do người lao động đang tham gia quan hệ lao động hoặc đang hưởng bảo hiểm xã hội mà chết
Những trường hợp người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên hoặc khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc mà chết thì có thể sẽ được hưởng chế độ tử tuất như sau.
3.1. Hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng:
Các trường hợp được hưởng chế độ tử tuất hàng tháng được quy định như sau:
– Con chưa đủ 18 tuổi hoặc đã đủ 18 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai
– Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên hoặc dưới độ tuổi này nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ hoặc dưới độ tuổi này mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
– Điều kiện để hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng với những trường hợp nêu trên là họ phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở (trừ trường hợp con dưới 18 tuổi,..)
3.2. Hưởng trợ cấp tử tuất một lần:
Điều kiện để được hưởng trợ cấp tử tuất một lần là người lao động chết không thuộc trường hợp được trợ cấp tuất hàng tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp tử tuất một lần.
Hoặc với trường hợp người lao động chết mà thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tử tuất một lần nhưng không có nhân thân để hưởng tiền tử tuất hàng tháng.
Nếu nhân thân của những người đã chết thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tử tuất một lần thì vẫn được hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp có con dưới 06 tuổi hoặc có vợ, chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Như vậy khi người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ tử tuất hàng tháng hoặc tử tuất một lần tùy theo từng trường hợp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bảo hiểm xã hội 2014
– Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc