Di chúc thể hiện ý chí của người lập di chúc trong việc định đoạt người sẽ kế thừa di sản mà mình để lại. Theo đó, với lòng tham của những người thừa kế, lợi dụng sự không minh mẫn của người có di sản để lập di chúc giả mạo, trong đó giả mạo cả chữ ký của người để lại di sản. Vậy hành vi tự lập di chúc, giả mạo chữ ký trong di chúc bị xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Di chúc được xem là hợp pháp khi nào?
- 2 2. Tự lập di chúc, giả mạo chữ ký trong di chúc bị xử lý thế nào?
- 2.1 2.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi Tự lập di chúc, giả mạo chữ ký trong di chúc:
- 2.2 2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tự lập di chúc, giả mạo chữ ký trong di chúc:
- 2.2.1 2.2.1. Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
- 2.2.2 2.2.2. Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- 2.2.3 2.2.3. Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- 2.2.4 2.2.4. Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc phạt tù chung thân:
1. Di chúc được xem là hợp pháp khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 624
Vậy khi nào thì di chúc được xác định là di chúc hợp pháp để những người được hưởng di sản thừa kế có thể thực hiện quyền của mình theo di chúc đó?
Căn cứ theo quy định của pháp luật Dân sự hiện hành thì một di chúc được xác định là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 630
– Thứ nhất, điều kiện chung của các di chúc hợp pháp:
+ Di chúc hợp pháp khi người lập di chúc lập ra bản di chúc đó trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép lập di chúc bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào;
+ Điều kiện về nội dung của di chúc: Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật Dân sự về di chúc.
– Thứ hai, điều kiện đối với di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc đó;
– Thứ ba, điều kiện về di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ: Di chúc của nhóm người này phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực;
Như vậy, xét về nhũng điều kiện trên thì di chúc được xác định là di chúc hợp pháp khi được lập bằng văn bản và có công chứng hoặc chứng thực bởi tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một số trường hợp sau đây thì di chúc vẫn được xem là hợp pháp. Cụ thể các trường hợp đó là:
– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền thì chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự quy định về điều kiện chủ thể cũng như hình thức và nội dung của di chúc đã được phân tích ở trên;
– Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong trường hợp lập di chúc bằng miệng này thì theo quy định tại khoản 5 Điều 630 này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy, những di chúc đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì được công nhận là di chúc hợp pháp. Theo đó mà những di chúc này phát sinh hiệu lực kể từ khi người lập di chúc chết.
2. Tự lập di chúc, giả mạo chữ ký trong di chúc bị xử lý thế nào?
Hiện nay, nhiều người do không được hưởng di sản thừa kế hoặc cảm thấy được hưởng quá ít di sản thừa kế đã thực hiện hành vi gian xảo là tự lập di chúc và giả mạo chữ ký của người có di sản thừa kế nhằm chiếm đoạt di sản thừa kế theo ý chí của mình. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào để bảo đảm quyền và lợi ích của người có di sản thừa kế để lại cũng như đảm bảo quyền và lợi ích cho những người có quyền hưởng di sản trên thực thế?
Việc giả mạo chữ ký của người lập di chúc, tuỳ vào mức độ vi phạm và những thiệt hại xảy ra từ hành vi lập di chúc và giả mạo chữ ký thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể các mức xử phạt đối với hành vi tự lập di chúc, giả mạo chữ ký trong di chúc được quy định như sau:
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi Tự lập di chúc, giả mạo chữ ký trong di chúc:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 15 của nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi gây thiệt hại đến tài sản của cá nhân, tổ chức.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 này có quy định việc dùng thủ đoạn gian dối hoặc thực hiện hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm phải trả lại tài sản cho người khác do thuê tài sản, vay, mượn tài sản hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức ký kết hợp đồng mặc dù bên có nghĩa vụ trả lại tài sản có đầy đủ điều kiện, khả năng thanh toán nhưng vẫn cố tình không trả thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng. Cụ thể ở đây, hành vi tự lập di chúc, giả mạo chữ ký trong di chúc được xác định là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người có di sản thừa kế để lại thì bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng.
Bên cạnh đó, ngoài việc bị xử phạt tiền vi phạm hành chính thì người thực hiện hành vi lập di chúc giả và giả mạo chữ ký trong di chúc còn bị áp dụng một số hình phạt bổ sung như:
– Tịch thu bản di chúc giả mạo đã lập;
– Nếu người có hành vi vi phạm là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất ra khỏi địa bàn lãnh thổ Việt Nam để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP thì đối với tổ chức thực hiện hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền cao hơn gấp 02 lần so với cá nhân. Như vậy, nếu tổ chức thực hiện hành vi lập di chúc giả và giả mạo chữ ký trong di chúc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 04 triệu đồng đến 06 triệu đồng.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tự lập di chúc, giả mạo chữ ký trong di chúc:
Hành vi tự lập di chúc, giả mạo chữ ký trong di chúc được xác định là hành vi sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt di sản thừa kế. Đây được xem là dấu hiệu xác định của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174
2.2.1. Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 , sửa đổi bổ sung năm 2017:
Các trường hợp sau đây bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung 1:
– Sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác (lập di chúc giả, giả mạo chữ ký để chiếm đoạt di sản thừa kế) với giá trị của tài sản chiếm đoạt từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
– Sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác (lập di chúc giả, giả mạo chữ ký để chiếm đoạt di sản thừa kế) với giá trị của tài sản chiếm đoạt dưới 02 triệu đồng khi thuộc các trường hợp:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP đã phân tích ở trên mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và những người được hưởng di sản thừa kế.
2.2.2. Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung 02 bao gồm:
– Thực hiện hành vi lập di chúc giả để chiếm đoạt di sản thừa kế có tổ chức;
– Thực hiện hành vi lập di chúc giả để chiếm đoạt di sản thừa kế có tính chất chuyên nghiệp;
– Thực hiện hành vi lập di chúc giả để chiếm đoạt di sản thừa kế có trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
– Thực hiện hành vi tái phạm nguy hiểm;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt (lập di chúc giả, giả mạo chữ ký).
2.2.3. Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
Các trường hợp sau bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung 3:
– Chiếm đoạt di sản thừa kế có trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi chiếm đoạt di sản thừa kế.
2.2.4. Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc phạt tù chung thân:
Trường hợp sau bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung 3: Chiếm đoạt di sản thừa kế có trị giá từ 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra người thực hiện hành vi tự ý lập di chúc, giả mạo chữ ký trong di chúc còn bị áp dụng hình phạt bổ sung khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể các hình phạt bổ sung như:
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng;
– Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thực hiện, hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.