Theo quy định của pháp luật, trong một số trường hợp cần thiết, công đoàn có thể thông qua thủ tục tư pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Công đoàn có thể thực hiện quyền này với tư cách là chủ thể độc lập hoặc tham gia với tư cách đại diện. Dưới đây là quy định về tư cách của công đoàn khi tham gia tố tụng dân sự.
Mục lục bài viết
1. Tư cách của công đoàn khi tham gia tố tụng dân sự:
Quan hệ lao động là một quan hệ đặc biệt của đời sống và xã hội, quyền lợi hợp pháp của người lao động chỉ phát sinh trên cơ sở khi đã giao kết
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 của Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 về Công đoàn khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, có quy định cụ thể về tư cách của công đoàn khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại tòa án. Theo đó, công đoàn sẽ tham gia tố tụng dân sự với 03 tư cách cơ bản. Cụ thể bao gồm:
– Tư cách đương sự, cụ thể là đương sự trong vụ án lao động và đương sự trong việc lao động;
– Tư cách là người đại diện của đương sự;
– Tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự.
Cụ thể như sau:
Thứ nhất, công đoàn tham gia tố tụng dân sự với tư cách là đương sự. Theo quy định của pháp luật, công đoàn có thể tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động, giải quyết việc lao động tại cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án với tư cách là đương sự trong vụ án lao động và đương sự trong việc lao động. Khi tham gia với tư cách là đương sự trong vụ án lao động, đương sự trong việc lao động, công đoàn sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Đương sự trong vụ án lao động bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Cụ thể như sau:
+ Đối với nguyên đơn. Công đoàn có thể tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án với tư cách là nguyên đơn trong những vụ án lao động và công đoàn có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật;
+ Đối với bị đơn. Theo quy định của pháp luật thì công đoàn hoàn toàn có quyền tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án với tư cách là bị đơn trong những vụ án mà người sử dụng lao động khởi kiện công đoàn, tức là trong trường hợp này công đoàn sẽ bị coi là bị đơn, điển hình là trong trường hợp công đoàn lãnh đạo tiến hành hoạt động đình công, đòi bồi thường thiệt hại do cuộc đình công đó là bất hợp pháp;
+ Tham gia với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Theo quy định của pháp luật, công đoàn hoàn toàn có quyền tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, khi công đoàn không khởi kiện, công đoàn không bị kiện tuy nhiên quá trình giải quyết vụ án lao động đó có liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của công đoàn, vì vậy cho nên công đoàn có thể tự mình đề nghị tham gia quá trình giải quyết tranh chấp hoặc các đương sự khác đề nghị công đoàn tham gia, và đồng thời được tòa án chấp nhận đưa công đoàn tham gia với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
– Tham gia với tư cách là được sự trong việc lao động. Cụ thể như sau:
+ Có thể tham gia với tư cách là người yêu cầu. Công đoàn theo quy định của pháp luật hoàn toàn có quyền tham gia tố tụng dân sự giải quyết việc lao động tại cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án với tư cách là người yêu cầu khi công đoàn có đơn đề nghị tòa án tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, tuyên bố thỏa ước lao động vô hiệu, có quyền yêu cầu tòa án xem xét tính hợp pháp của các cuộc đình công;
+ Tham gia với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Công đoàn hoàn toàn có quyền tham gia tố tụng dân sự giải quyết việc lao động tại cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, khi công đoàn đó không có yêu cầu giải quyết việc lao động, tuy nhiên quá trình giải quyết việc lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của công đoàn, vì vậy công đoàn có thể tự đề nghị mình tham gia, hoặc các đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc đề nghị công đoàn tham gia, đồng thời được tòa án chấp nhận đưa công đoàn tham gia vào tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Thứ hai, công đoàn tham gia với tư cách là người đại diện của đương sự, đó có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền, đại diện do tòa án chỉ định.
Thứ ba, công đoàn tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Khi tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, công đoàn sẽ có các quyền và nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
2. Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động được đại diện cho đương sự thông qua hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 của Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 về Công đoàn khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, có quy định cụ thể về tư cách của công đoàn khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại tòa án. Theo đó, công đoàn có thể tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người đại diện theo pháp luật. Công đoàn cơ sở được xem là đại diện theo pháp luật cho tập thể của người lao động khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự để giải quyết các vụ án lao động hoặc việc lao động tại cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án. Cụ thể thông qua một số hình thức sau đây:
– Người đại diện theo pháp luật. Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật được xác định là đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động tham gia quá trình giải quyết vụ án lao động hoặc việc lao động tại tòa án;
– Người đại diện theo ủy quyền. Khi tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền, công đoàn trong vụ án lao động và việc lao động sẽ có các quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với đương sự;
– Người đại diện do tòa án chỉ định. Công đoàn có thể tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người đại diện do tòa án chỉ định trong trường hợp người lao động được xác định là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi tuy nhiên không có người đại diện, đồng thời tòa án cũng không chỉ định được người đại diện, thì khi đó tòa án sẽ chỉ định công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động.
3. Đoàn viên của công đoàn cơ sở có những quyền gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Luật công đoàn năm 2012 có quy định cụ thể về quyền của đoàn viên trong công đoàn cơ sở. Theo đó, đoàn viên của công đoàn cơ sở có các quyền sau đây:
– Có quyền yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, bảo vệ quyền lợi chính đáng khi bị xâm phạm bởi các chủ thể khác;
– Có quyền được thông tin, đề xuất, đưa ra ý kiến thảo luận, biểu quyết liên quan đến các công việc của công đoàn;
– Có quyền được cập nhật các thông tin liên quan đến đường lối, chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công đoàn và người lao động, được tìm hiểu đầy đủ các thông tin liên quan đến công đoàn;
– Có quyền bầu cử, đề cử, ứng cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam;
– Có quyền chất vấn đối với các cán bộ lãnh đạo công đoàn, đưa ra ý kiến, góp ý xử lý kỷ luật đối với cán bộ công đoàn khi có sai phạm;
– Được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí đối với các lĩnh vực pháp luật về lao động và công đoàn;
– Được cộng đoàn hướng dẫn đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tìm kiếm việc làm, học nghề, hỏi thăm và giúp đỡ khi gặp ốm đau hoặc gặp các hoàn cảnh khó khăn khác;
– Tham gia hoạt động văn hóa thể dục thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức;
– Đề xuất với công đoàn để kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ chính sách pháp luật đối với người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Công đoàn 2012;
– Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 về Công đoàn khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành.
THAM KHẢO THÊM: