Tôi có cho người quen vay tiền và mượn một số tài sản từ cuối tháng 11/2013 nhưng đến nay người đó vẫn chưa trả. Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm gì để lấy lại được tiền và tài sản của mình ạ?
Tóm tắt câu hỏi:
Cuối tháng 11/2013, em cho bạn em mượn 1.500.000 đồng và cho mượn cầm chiếc xe của em giá 8 triệu đồng ở tiệm cầm đồ để bạn đó mua bán điện thoại với thỏa thuận là trong vòng 1 tiếng sẽ trả lại. Sau đó do buôn bán không được nên xe đã cầm giờ không có tiền chuộc ra mà người bạn đó cũng không trả lại phần tiền 8 triệu cầm xe cho em vì đã trả nợ cho người khác. Sau đó, người đó mượn tiếp em 1 bằng lái xe và 1 điện thoại rồi mang đi cầm đồ. Người bạn đó đó hứa sẽ đi làm rồi chuộc xe với điện thoại của em ra cho em nhưng đến nay vẫn chưa thấy. Em phải làm sao để đòi lại được tài sản của mình thưa Luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”, hợp đồng vay tài sản cũng như hợp đồng mượn tài sản không phải tuân thủ bất kỳ hình thức nào nên các bên có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể:
“Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự
1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, hợp đồng vay mượn tài sản của bạn và người quen đều có thể được xác lập bằng ba hình thức trên. Để hợp đồng vay mượn tài sản nói trên có hiệu lực thì cần phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005:
“Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
>>> Luật sư
Vì người quen của bạn thực hiện cả hai hành vi mượn và vay tài sản nên theo quy định tại Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015” và Điều 514 “Bộ luật dân sự 2015” , người đó có nghĩa vụ trả nợ/trả lại tài sản của bạn theo sự thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp người quen của bạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bạn. Bạn có quyền yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ, nếu cố tình không thực hiện thì bạn có quyền gửi đơn đến
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
– Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
– Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
– Tên, địa chỉ của người bị kiện;
– Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.
Ngoài ra, trong đơn khởi kiện bạn phải ký tên hoặc điểm chỉ và kèm theo đơn khởi kiện bạn phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.