Chế độ ốm đau là một phần quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quyền lợi được cung cấp cho người lao động khi họ gặp phải tình trạng ốm đau hoặc bị thương tật mà làm ảnh hưởng đến khả năng lao động. Đây là chế độ cần thiết để người lao động có điều kiện và cơ hội để phục hồi khi gặp vấn đề sức khỏe không phải lo lắng về tài chính.
Mục lục bài viết
1. Trường hợp người lao động được hưởng chế độ ốm đau?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4
– Ốm đau;
– Thai sản;
– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Hưu trí
– Tử tuất.
So với bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhiều hơn, bảo vệ người lao động một cách toàn diện hơn trước rủi ro nghề nghiệp gặp phải. Người lao động có thể chọn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đóng cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện.
1.1 Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau:
Căn cứ theo Điều 24 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội do Văn phòng Quốc hội ban hành quy định về đối tượng được hưởng chế độ ốm đau như sau:
Theo đó, đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội do Văn phòng Quốc hội ban hành bao gồm:
– Người lao động là công dân Việt Nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định gồm:
+ Người lao động làm việc theo
+ Người lao độn làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Thêm đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 (theo hợp đồng với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định;
1.2 Điều kiện người lao động được hưởng chế độ ốm đau:
Căn cứ theo Điều 25 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội do Văn phòng Quốc hội ban hành quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
Theo đó, nếu người lao động bị ốm đau hoặc gặp tai nạn không liên quan đến lao động, họ cần nghỉ việc và phải có xác nhận từ cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nếu việc ốm đau hoặc tai nạn xảy ra do tự hủy hoại sức khỏe, say rượu, sử dụng chất ma túy hoặc tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định, thì người đó sẽ không được hưởng các quyền lợi khi nghỉ việc do ốm đau.
Cùng với đó, trường hợp người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cũng sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đề cập một số trường hợp không giải quyết chế độ ốm đau như sau:
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25/08/2022 quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất
– Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian người lao động hưởng chế độ ốm đau:
Căn cứ Điều 26 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội do Văn phòng Quốc hội ban hành quy định về thời gian người lao động hưởng chế độ ốm đau như sau:
– Đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội do Văn phòng Quốc hội ban hành tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
+ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng các mức như sau:
* 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm
* 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
* 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Lưu ý: Đây là thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau
– Đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
+ Thời gian hưởng tối đa là 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
+ Khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định phía trên mà người lao động vẫn phải tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
+ Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với đối tượng người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
3. Đang hưởng chế độ ốm đau thì người sử dụng lao động có phải trả lương cho người lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 168
Theo đó, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Trong đó, thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như chế độ ốm đau thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, có thể hiểu trong quá trình cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền bảo hiểm xã hội như chế độ ốm đau thì người sử dụng lao động không cần phải trả lương cho người lao động. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp và người lao động có các thỏa thuận khác trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể là vẫn chi trả lương trong quá trình hưởng chế độ ốm đau thì phía người sử dụng vẫn phải trả lương dù cho điều này là không bắt buộc đối với doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội do Văn phòng Quốc hội ban hành
– Bộ luật Lao động 2019
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
THAM KHẢO THÊM: