Quy định của pháp luật về các trường hợp được gia hạn nộp thuế? Gia hạn nộp thuế là gì? Nội dung của pháp luật về các trường hợp được gia hạn nộp thuế? Hồ sơ gia hạn nộp thuế?
Trong cuộc sống chúng ta luôn chịu nhiều tác động từ môi trường khách quan trong đó có cả các tác động tích cực và tác động tiêu cực nếu là các tác động tích cực thì đó là một điều tốt lành dành cho chúng ta những nếu là các tác động tiêu cực sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại cho chúng ta; Bởi lẽ những tác động này đều đến một cách bất ngờ mà ta không thể ngờ tới và chuẩn bị các biện pháp phòng và tránh.
Những thiệt hại mà các tác động tiêu cực này ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có cả các lĩnh vực liên quan đến thuế. Khi một người phải khắc phục hậu quả do tổn thương từ tác động khách quan mang lại người này sẽ bị hao hụt về tài chính cho nên khoản tiền nộp thuế cũng bị ảnh hưởng. Tự hỏi theo pháp luật có quy định nào giúp khắc phục, giúp đỡ đối với các trường hợp này không không? Câu trả lời ở đây là có, pháp luật về thuế có quy định về gia hạn thời gian nộp thuế đối với các trường hợp này. Vậy các quy định về gia hạn thời gian nộp thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Quản lý thuế 2019
– Nghị định 126/2020/NĐ – CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế 2019
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về các trường hợp được gia hạn nộp thuế:
Pháp luật Việt Nam đã quy định chi tiết nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh tại Điều 66 Luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể:
Điều 62. Gia hạn nộp thuế
1. Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này;
b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
2. Người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này được gia hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.
3. Thời gian gia hạn nộp thuế được quy định như sau:
a) Không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Không quá 01 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Người nộp thuế không bị phạt và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền nợ thuế trong thời gian gia hạn nộp thuế.
5. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn, thời gian gia hạn nộp thuế.
2. Gia hạn nộp thuế là gì?
Gia hạn là: Việc kéo dài thêm một khoảng thời gian được xác định là thời hạn đã đến thời điểm kết thúc của một vấn đề nào đó. Việc gia hạn chỉ có ý nghĩa là kéo dài thêm về mặt thời gian có hiệu lực pháp lý để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Nộp thuế là: Nghĩa vụ bất buộc của mọi công dân phải thực hiện nộp một khoản tiền tương ứng với thu nhập của mình vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Vậy gia hạn nộp thuế là gì?
Gia hạn nộp thuế là: Việc kéo dài thêm một khoảng thời gian được xác định là thời gian mà người nộp thuế sẽ phải tiến hành nghĩa vụ nộp thuế cho các cơ quan thuế và khi hết thời gian đã được gia hạn người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
3. Nội dung của pháp luật về các trường hợp được gia hạn nộp thuế:
3.1 Các trường hợp được gia hạn nộp thuế:
Các quyết định nhằm gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế không phải do ý chí chủ quan của các cơ quan thuế chủ động áp dụng mà thay vào đó đây là một quyền tự quyết của người nộp thuế nếu muốn kéo dài thời gian phải nộp thuế cho các cơ quan thuế thì người nộp thuế phải có lời đề nghị sau đó gửi tới các cơ quan thuế có thẩm quyền.
Tại đây người có thẩm quyền trong cơ quan thuế sẽ tiến hành xem xét đề nghị của người nộp thuế nếu đáp ứng được các điều kiện được gia hạn được pháp luật quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng là có cho người nộp thuế được gia hạn nghĩa vụ nộp thuế hay không. Các trường hợp được pháp luật quy định mà người nộp thuế được quyền gia hạn nghĩa vụ nộp thuế theo khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019 bao gồm:
Thứ nhất. Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng như trường hợp người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
Đây là trường hợp mà người nộp thuế bị thiệt hại về tài sản do những tác động bên ngoài đem đến khiến cho người có nghĩa vụ nộp thuế bị hao hụt, chưa có hoặc không có số tiền để nộp thuế ở thời điểm hiện tại vào ngân sách nhà nước, nên có yêu cầu nhờ đến các cơ quan thuế giúp đỡ kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Ví dụ, các trường hợp này là tình trang người nông dân bị bão, lũ, sâu bệnh phá hoại nông sản khiến cho việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn và bị hao hụt về giá trị của sản phẩm hay gần gũi nhất hiện nay là tình trạng tác động tiêu cực của đại dịch Covid – 19 khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và phá sản không thể thu được lợi nhuận hoặc các trường hợp bị mắc bệnh cần chữa trị với một số tiền lớn,….Ngoài ra còn một số trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.
Thứ hai, Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
Đây là trường hợp một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm và cung ứng dịch vụ phải tiến hành dời trụ sở, cửa hàng, nhà xưởng sản xuất của doanh nghiệp đến một địa điểm khác theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước với một số lý do như Chính phủ đang hướng đến thực hiện một dự án, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nào đó như xây dựng án sân bay, bến cảng, trung tâm chính trị, thể thao, du lịch,…mà các cơ sở của các doanh nghiệp này lại nằm trên bản kế hoạch của chính phủ làm cho việc thực hiện các dự án gặp nhiều khó khăn;
Chính vì vậy, Chính phủ nói riêng và nhà nước nói chung yêu cầu doanh nghiệp, cá nhân phải di dời các cơ sở kinh doanh đến một nơi khác; việc này sẽ khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp bị dừng lại và không thể thu được lợi nhuận trong một khoảng thời gian nhất định hoặc các doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhằm phục vụ cho việc xây dựng, mở rộng các cơ sở kinh doanh mới vì thế mà khi tiến hành nộp thuế cho các cơ quan thuế sẽ gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu là liên quan đến tài chính. Với lý do đó người nộp thuế sẽ có đề nghị với cơ quan thuế có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian nộp thuế của người nộp thuế để giúp đỡ các cá nhân, doanh nghiệp có thể ổn định kinh doanh, sản xuất, cung ứng dịch vụ tại cơ sở mới.
Tuy nhiên tùy vào mức độ thiệt hại và tình trạng thực tế của người có nghĩa vụ nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế được liệt kê ở phía trên sẽ được gia hạn kéo dài thời gian nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.
3.2. Thời gian gia hạn nộp thuế được pháp luật quy định:
Về thời gian gia hạn nộp thuế áp dụng với người có nghĩa vụ nộp thuế tùy theo mức độ thiệt hại cũng như tình trạng của người có nghĩa vụ nộp thuế mà có khoảng thời gian gia hạn kéo dài nghĩa vụ nộp thuế khác nhau cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019:
– Đối với các trường hợp bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng như trường hợp người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thời gian gia hạn kéo dài nghĩa vụ nộp thuế là không được quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
– Đối với các trường hợp phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh do mức độ rủi ro thấp hơn, ít khó khăn hơn các trường hợp ở phía trên nên thời gian gia hạn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là không được quá 01 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
3.3. Người nộp thuế không bị phạt và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền nợ thuế trong thời gian gia hạn nộp thuế:
Theo khoản 3 điều 62 Luật quản lý thuế thì người có nghĩa vụ nộp thuế sẽ không bị phạt và không phải nộp các khoản tiền do bị chậm nộp tính trên số nợ thuế khi trong khoảng thời gian được gia hạn kéo dài nghĩa vụ nộp thuế cho các cơ quan thuế.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn, thời gian gia hạn nộp thuế.
3.4 Gia hạn trong trường hợp đặc biệt:
Trong trường hợp khi đối tượng, ngành, nghề kinh doanh gặp khó khăn đặc biệt thì Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ quy định đối tượng, loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, thời gian, trình tự thủ tục, thẩm quyền, hồ sơ gia hạn nộp thuế. Việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.
4. Hồ sơ gia hạn nộp thuế:
Căn cứ vào Điều 64 Luật Quản lý thuế 2019: Trong trường hợp được gia hạn kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, người có nghĩa vụ nộp thuế phải lập và gửi hồ sơ gia hạn nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp.
Nội dung cần có đối với Hồ sơ gia hạn nộp thuế bao gồm:
Một là, văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, thời hạn nộp;
Hai là, các tài liệu cần thiết liên quan đến lý do mà người nộp có nghĩa vụ nộp thuế có đề nghị kéo dài thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để làm cơ sở chứng minh trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ra hạn. Bên cạnh đó Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết hồ sơ gia hạn nộp thuế.
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế
Căn cứ vào Điều 65 Luật Quản lý thuế việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế sẽ được thực hiện như sau:
Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ gia hạn nộp thuế của người nộp thuế qua các hình thức sau đây:
– Nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
– Nhận hồ sơ gửi qua đường bưu chính;
– Nhận hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
Cơ quan quản lý thuế xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế theo quy định sau đây:
– Trong trường hợp hồ sơ hợp pháp, đầy đủ, đúng mẫu quy định thì cơ quan quản lý thuế sẽ tiến hành
– Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì cơ quan quản lý thuế