Các trường hợp phải xác định lại mã định danh cá nhân? Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân cho công dân Việt Nam?
Hiện nay, mỗi một công dân Việt Nam đều được cấp một mã định danh cá nhân nhằm để Nhà nước quản lý thông tin. Mã này sẽ gắn liền với mỗi cá nhân từ khi họ sinh ra cho đến khi họ chết đi và sẽ không lặp lại ở người khác. Tuy nhiên là, vẫn có một số trường hợp các công dân phải thực hiện xác định lại mã định danh cá nhân. Vậy trong trường hợp nào phải xác định lại mã định danh cá nhân?
Căn cứ pháp lý:
–
– Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết Luật Căn cước công dân;
–
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp phải xác định lại mã định danh cá nhân:
Mã định danh cá nhân chính là dãy số Căn cước công dân của mỗi công dân Việt Nam. Mã này là do Bộ Công an cấp, gắn liền với cá nhân Việt Nam từ khi sinh ra cho đến khi họ chết đi, không thay đổi và không bị trùng lặp với bất cứ người nào khác.
Theo Điều 6 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết Luật Căn cước công dân có quy định về huỷ, xác lập lại số định danh cá nhân thì các trường hợp phải huỷ, xác lập lại số định danh cá nhân bao gồm có:
– Trường hợp công dân xác lập lại số định danh cá nhân là do công dân đó được xác định lại giới tính hoặc là cải chính năm sinh theo đúng quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch
– Trường hợp công dân hủy số định danh cá nhân đã được xác lập cho công dân do có các sai sót ở trong quá trình nhập dữ liệu có liên quan đến các thông tin về nơi đăng ký khai sinh, về năm sinh, về giới tính của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Theo quy định trên thì có 02 trường hợp phải xác lập lại số định danh cá nhân bao gồm:
– Công dân được xác định lại giới tính. Về vấn đề xác định lại giới tính, thì việc xác định lại giới tính của một người sẽ được thực hiện trong trường hợp là giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc là chưa định hình chính xác được mà cần phải có sự can thiệp của y học nhằm để xác định rõ giới tính
– Cải chính năm sinh theo đúng quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Người đăng ký khai sinh đã khai sai hoặc là có sai sót do lỗi của công chức hộ tịch.
Có 01 trường hợp phải hủy số định danh cá nhân đã xác lập:
– Có sai sót ở trong quá trình nhập dữ liệu mà có liên quan đến các thông tin về nơi đăng ký khai sinh, về năm sinh, về giới tính của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Khi các công dân tiến hành huỷ, xác lập lại số định danh cá nhân thì sẽ phải tiến hành làm thủ tục qua các bước sau:
1.1. Công dân xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh:
Bước 1: chuẩn bị giấy tờ
Công dân chuẩn bị trước các loại giấy tờ, tài liệu hộ tịch chứng minh về việc đã được xác định lại giới tính hoặc là cải chính năm sinh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Công dân sau khi đã chuẩn bị xong các loại giấy tờ, tài liệu nêu trên thì sẽ gửi các loại giấy tờ đó lên Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú
Bước 3: Công an cấp xã tiếp nhận hồ sơ của công dân sau đó kiểm tra, xác minh, bổ sung vào hồ sơ quản lý
Bước 4: Công an cấp xã thực hiện gửi yêu cầu đề nghị về việc xác lập lại số định danh cá nhân của công dân lên cơ quan quản lý về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.
Bước 5: Thủ trưởng của cơ quan quản lý về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an phải có trách nhiệm xem xét, và quyết định việc xác lập lại về số định danh cá nhân cho công dân
Bước 6: cơ quan về quản lý của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an sẽ phải cập nhật về số định danh cá nhân mới cho các công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Bước 7: Công an cấp xã nơi mà công dân đăng ký thường trú sẽ phải gửi thông báo bằng văn bản cho các công dân về số định danh cá nhân mới đã được xác lập lại.
Bước 8:
1.2. Công dân do có các sai sót ở trong quá trình nhập dữ liệu có liên quan đến thông tin về nơi đăng ký khai sinh, về năm sinh, về giới tính của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
Bước 1: Công an cấp xã nơi mà công dân đăng ký thường trú sẽ phải kiểm tra, xác minh về tính chính xác của các thông tin cần điều chỉnh
Bước 2: Công an cấp xã phải gửi yêu cầu đề nghị về hủy số định danh cá nhân cho các công dân lên cơ quan quản lý về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.
Bước 3: Thủ trưởng của cơ quan quản lý về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an sẽ có trách nhiệm xem xét, và quyết định việc hủy số định danh cá nhân cho công dân
Bước 4: cơ quan quản lý về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an sẽ phải cập nhật số định danh cá nhân mới cho các công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh cá nhân mà đã bị hủy sẽ được lưu vào dữ liệu thông tin của các công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sẽ không được sử dụng để cấp cho công dân khác.
Bước 5: Công an cấp xã nơi mà công dân đăng ký thường trú sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho các công dân về số định danh cá nhân mới đã được xác lập lại.
Bước 6: Cơ quan Công an tiếp nhận về đề nghị cấp Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân mới đã được xác lập lại trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm để thực hiện việc cấp Căn cước công dân theo đúng quy định.
2. Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân cho công dân Việt Nam:
Hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trên toàn đất nước đã có cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, vì thế mà quá trình cấp số định danh cá nhân cho công dân Việt Nam đã trở lên đơn giản hơn rất nhiều, cụ thể như sau
2.1. Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân cho công dân đăng ký khai sinh:
Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân có quy định về trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh, theo đó trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh được lần lượt thực hiện như sau:
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh cho con/cháu mình sẽ phải hoàn tất hồ sơ đăng ký khai sinh và nộp hồ sơ đăng ký khai sinh lên cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.
Bước 2: sau khi mà cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đầy đủ các hồ sơ hợp lệ về đăng ký khai sinh thì các cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, và quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ có trách nhiệm chuyển ngay những thông tin của người mà được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, và trong đó sẽ phải thu thập những thông tin sau đây để cấp về số định danh cá nhân:
– Họ, chữ đệm và tên khai sinh của công dân;
– Ngày, tháng, năm sinh của công dân;
– Giới tính của công dân;
– Nơi đăng ký khai sinh của công dân;
– Quê quán của công dân;
– Dân tộc của công dân;
– Quốc tịch của công dân;
– Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ của công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân; trừ trường hợp là chưa xác định được cha, mẹ hoặc là người đại diện hợp pháp.
Bước 3: Thủ trưởng cơ quan về quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an sẽ có trách nhiệm kiểm tra các thông tin, tài liệu trên cấp và sẽ chuyển ngay số định danh cá nhân đó cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.
2.2. Trình tự thủ tục cấp số định danh cá nhân cho công dân đã đăng ký khai sinh:
Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP có quy định về trình tự thủ tục cấp số định danh cá nhân cho công dân đã đăng ký khai sinh, theo đó trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân cho công dân đã đăng ký khai sinh được lần lượt thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan quản lý về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ xác lập số định danh cá nhân cho các công dân theo các thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bước 2: Cơ quan quản lý về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân mà đã được xác lập và những thông tin của công dân đã hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (Nếu trường hợp các thông tin của công dân ở trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà chưa đầy đủ thì ở trong văn bản thông báo cần phải yêu cầu công dân bổ sung các thông tin cho Công an xã, phường, thị trấn nơi mà mình đang cư trú để thực hiện việc cập nhật, chỉnh sửa các thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư).