Các trường hợp xin giấy phép quảng cáo? Điều kiện xin cấp giấy phép quảng cáo? Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép quảng cáo?
Trong giai đoạn hiện nay, việc quảng cáo đã trở nên rất phổ biến. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện khác nhau trong đời sống xã hội nhằm mục đích để giới thiệu đến công chúng các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vì mục đích sinh lợi hay các loại sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi hay các thông tin về các tổ chức, cá nhân. Việc thực hiện quảng cáo cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp xin giấy phép quảng cáo:
Theo quy định pháp luật hiện hành, các trường hợp sau đây trước khi quảng cáo cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo, cụ thể bao gồm:
– Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo.
– Quảng cáo mỹ phẩm cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo.
– Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo.
– Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc trường hợp cấm quảng cáo cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo.
– Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo.
– Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo.
– Quảng cáo trang thiết bị y tế cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo.
– Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo.
– Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo.
– Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo.
– Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo.
Như vậy, đối với các trường hợp được quy định cụ thể bên trên thì trước khi quảng cáo cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo. Việc quảng cáo đối với các sản phẩm này cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Điều kiện xin cấp giấy phép quảng cáo:
Pháp luật Việt Nam được ban hành và sẽ điều chỉnh mọi vấn đề của đời sống xã hội, việc quảng cáo nói chung và cấp giấy phép quảng cáo nói riêng cũng không nằm ngoài phạm vi này. Hiện nay, các chủ thể là những tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục xin xác nhận nội dung quảng cáo cần tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về quảng cáo.
Bên cạnh đó, các đơn vị quảng cáo cần đáp ứng thêm một số điều kiện cụ thể như sau:
– Các đơn vị quảng cáo cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề quảng cáo;
– Đối với sản phẩm quảng cáo yêu cầu đáp ứng điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, công bố sản phẩm và một số các yêu cầu khác pháp luật quy định cần phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật.
– Đối với sản phẩm có ghi nhận quyền sở hữu thông qua giấy chứng nhận, khi tiến hành quảng cáo thì pháp luật quy định đơn vị quảng cáo phải cung cấp được giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản đối với sản phẩm đó.
– Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt sẽ cần phải đảm bảo các điều kiện đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
Như vậy, trên đây là những quy định cụ thể về điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục xin xác nhận nội dung quảng cáo cần tuân thủ. Việc tuân thủ các điều kiện này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đảm bảo được quyền lợi của mình và đảm bảo quá trình xin cấp giấy phép quảng cáo diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
3. Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép quảng cáo:
Như chúng ta đã thấy, quảng cáo trong giai đoạn hiện nay được xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, trình tự thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo ở mỗi loại hình theo quy định pháp luật lại có sự khác biệt.
Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép quảng cáo trên báo nói, báo hình:
Cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo thì sẽ cần phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép quảng cáo trên báo nói, báo hình cụ thể bao gồm các bước sau đây:
– Bước 1: Các chủ thể cần chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước về báo chí:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
+ Thứ nhất là cần có đơn đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo.
+ Ý kiến của cơ quan chủ quản.
+ Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí.
– Bước 2: Cấp giấy phép quảng cáo:
Pháp luật quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí sẽ có trách nhiệm cần phải xem xét cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo cho cơ quan báo chí; còn đối với trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về báo chí không cấp giấy phép thì sẽ cần phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn:
Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn bao gồm các bước cơ bản sau đây:
– Bước 1: Các chủ thể cần chuẩn bị hồ sơ và gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương nơi đặt bảng quảng cáo, băng-rôn.
Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
+ Thứ nhất là cần có văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo.
+ Thứ hai là cần có bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Thứ ba là cần có bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo.
+ Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội
+ Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo hoặc dấu của tổ chức
+ Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn
+ Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo
+ Cuối cùng là cần có bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng.
– Bước 2: Thực hiện cấp giấy phép quảng cáo:
Pháp luật hiện hành quy định cụ thể, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương xác nhận về việc nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lời thì các chủ thể là những tổ chức, cá nhân sẽ được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo. Trong trường hợp khi cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý, cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương sẽ có trách nhiệm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do mà mình không đồng ý.
Nơi nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo:
Căn cứ cụ thể theo từng loại hình thức quảng cáo và các loại hình sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa thì việc nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo sẽ do 1 cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định hồ sơ trước khi cơ quan có thẩm quyền đồng ý cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc từ chối cấp, cụ thể như sau:
– Cục quản lý Dược: Thực hiện thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quảng cáo cho dược phẩm
– Cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Thực hiện thẩm định hồ sơ cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho thực phẩm chức năng; thực phẩm bổ sung
– Sở y tế: Có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho mỹ phẩm, cơ sở khám chữa bệnh
– Sở văn hóa thể thao du lịch: Có thẩm quyền cấp giấy phép cho bảng hiệu quảng cáo thông thường
– Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn: Có thẩm quyền cấp giấy xác nhận cho sản phẩm thực phẩm như tương ớt; nước mắm và một số loại sản phẩm khác.
– Sở công thương: Có thẩm quyền cấp giấy phép cho sản phẩm cụ thể như bánh, kẹo và một số loại sản phẩm khác.