Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp xảy ra rất nhiều trong đời sống. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ?
Mục lục bài viết
1. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ:
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ trải qua các bước sau đây:
Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật căn cứ theo Điều 202 của
Bước 2: Đối với trường hợp hòa giải thành tại cấp cơ sở, trong thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tổ chức lại cuộc họp hội đồng và đại để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành. Nếu trong trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cần phải lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các bước tranh chấp tiếp theo.
Bước 3: Gửi đơn giải quyết tranh chấp lên tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì trường hợp tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của tòa án bao gồm tranh chấp tài sản gắn liền với đất hoặc tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn được gọi là sổ đỏ). Khi đó thì các bên đường sự cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ khởi kiện đầy đủ để nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khởi kiện được xem là bước đầu tiên trong quá trình tố tụng để giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự.
Bước 4: Tòa án xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án căn cứ theo quy định tại Điều 186 của Bộ luật dân sự năm 2015. Sau đó tổ chức phiên hòa giải. Căn cứ theo Điều 1 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì trong quá trình tố tụng dân sự bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, khỏi kiện và hoà giải, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thi hành bản án và thi hành quyết định của tòa án. Như vậy dưới góc độ hoạt động tố tụng, thì hòa giải cũng được xem là một hoạt động do pháp luật quy định cho tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các bên đường sự hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình cũng như hướng dẫn và động viên họ tự nguyện thỏa thuận với nhau để hạn chế chi phí tố tụng.
Bước 5: Nếu như hòa giải không thành thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau khi có bản án sơ thẩm giải quyết tranh chấp đất đai đối với những mảnh đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu như xét thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, các bên đường sự có quyền kháng cáo để giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm.
2. Thành phần hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ:
Trong quá trình khởi kiện tranh chấp đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người khởi kiện cũng cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Tính hợp lệ của hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thụ lý của tòa án. Một hồ sơ phù hợp và đầy đủ giấy tờ sẽ hạn chế tối đa thời gian giải quyết vụ việc và hạn chế chi phí tố tụng trong quá trình khởi kiện tranh chấp đất đai. Nhìn chung thì thành phần hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ được soạn theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, cụ thể trong trường hợp này là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Biên bản hòa giải có chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và có chữ ký của các bên tranh chấp;
– Giấy tờ pháp lý của người khởi kiện như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân … ;
– Các giấy tờ chứng minh khác khi được yêu cầu bổ sung.
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ:
Giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng về cơ bản sẽ cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, bảo đảm đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Đây luôn luôn được xem là nguyên tắc cơ bản nhất chi phối toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, trong đó có tranh chấp đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bản chất đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu, và nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất, cũng như kiên quyết bảo vệ các thành quả cách mạng về ruộng đất.
Thứ hai, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai phải bảo đảm cho những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và diêm nghiệp có đất để sản xuất. Mục đích của nguyên tắc này là để thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” được lưu truyền từ ngàn đời nay. Không vì bất kỳ một lý do nào đó là một trong các bên tranh chấp là người trực tiếp sử dụng đất hoặc sản xuất lại bị mất đất, hoặc không có đất để sản xuất và sử dụng, canh tác.
Thứ ba, luôn luôn coi trọng việc hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, phát huy tối đa vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Hòa giải tranh chấp đất đai có thể được coi là một biện pháp giải quyết tranh chấp dựa trên tính tự nguyện, và tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên chủ thể. Phương hướng giải quyết là ít tốn kém về mặt kinh tế, cũng như ưu tiên nổi bật để các bên có thể đối thoại. Nếu như các bên có thể tìm được tiếng nói chung và hòa giải thành công thì kết quả hòa giải sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và có hiệu lực ngay sau khi tuyên mà không bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Với tư cách là tổ chức tập hợp và đoàn kết các tầng lớp nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia vào việc hòa giải tranh chấp đất đai là một vấn đề vô cùng quan trọng. Thực tiễn cho thấy sự tham gia của các tổ chức này mang lại hiệu quả vô cùng thiết thực. Bởi lẽ hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và sự tham gia của các tổ chức thành viên chủ yếu dựa trên sự vận động tham gia tự nguyện của nhân dân. Điều này là vô cùng phù hợp với bản chất của hòa giải tranh chấp đất đai nên dễ được các bên đường sự nghe theo và tự quyết định hóa giải bất đồng.
Thứ tư, việc giải quyết tranh chấp đất đai phải gắn liền với bố trí cơ cấu sản xuất và phân công lao động ở nông thôn, gắn liền với hoạt động tìm kiếm việc làm và nâng cao ngành nghề cũng như tăng thu nhập cho người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.