Các trường hợp thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài? Trình tự thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài?
Trong cuộc sống ngày càng phát triển và đất nước ta đang mở của hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới để phát triển nền kinh tế thì trường ngày càng phát triển. Chính vì điều này, nên hiện nay việc nhìn thấy những hình ảnh người nước ngoài làm việc và lao động trên lãnh thổ nước ta là rất phổ biến và rễ bắt gặp, nhất là ở các thành phố lớn. Theo như quy định của
Chính vì để đảm bảo việc quản lý người nước ngoài lao đọng ở nước ta nên pháp luật hiện hành đã có quy định về các trường hợp thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài khi đối tượng này vi phạm và theo trình tự thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài được thực hiện theo như quy định của pháp luật hiện hành. Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về trình tự thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quy bạn đọc về nội dung này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Lao động năm 2019
– Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài
Trước khi, khi tìm hiểu về trình tự thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định bao gồm các bước như thế nào? Thì tác giả sẽ gửi tới quá bạn đọc nguyên nhân dẫn đến trình tự thu hồi giấy phép này đó là các trường hợp vi phạm của người lao động là người nước ngoài tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 20. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.
Từ quy định được nêu ra ở trên có thể thấy rằng việc cấp giấp phép lao động cho người nước ngoài của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là có thời hạn và nó sẽ bị thu hồi khi người lao động nước ngoài có các hành vi vi phạm pháp luật Viên Nam. Do đó, quy định về các trường hợp được nêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, các trường hợp giấy phép hết hiệu lực : Được quy định tại điều 156
“1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8. Giấy phép lao động bị thu hồi”.
Thứ hai, giấy phép lao động bị thu hồi do người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng. Trường hợp này giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam đã có các quy định của pháp luật đối với đối tượng lao động là người nước ngoài rất chặt chẽ, để việc quản lỹ người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp và bất hợp pháp tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn nhằm việc quản lý an ninh trật tự Quốc gia liên quan đến người nước ngoài.
2. Trình tự thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài
Trên cơ sở quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 và các văn bản pháp luật ban hành kèm theo như Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã quy định về việc thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài khi tham gia vào thị trường lao động mà đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc là một trong các trượng hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì đồng thời với đó thì giấy phép lao động của người này cũng hết hạn. Bên cạnh việc quy định về các trường hợp thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài thì theo như quy định này còn có quy định rất chi tiết về trình tự thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có nội dung như sau:
Trình tự thu hồi giấy phép lao động
– Đối với trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực thì người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó;
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do từng trường hợp thu hồi, các trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được;
+ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi kèm theo văn bản của người sử dụng lao động nêu tại điểm a khoản này, cơ quan cấp giấy phép lao động có văn bản xác nhận đã nhận giấy phép lao động bị thu hồi của người sử dụng lao động.
– Đối với trường hợp giấy phép lao động bị thu hồi do người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định pháp luật thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết thủ tục thu hồi giấy phép lao động.
Thủ tục thu hồi giấy phép lao động
Các bước tiến hành:
Bước 1: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực thì người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
– Nếu hồ sơ đầy đủ đúng yêu cầu, cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn cho người nộp hồ sơ.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ sẽ được hướng dẫn hoàn chỉnh.
Đối với trường hợp giấy phép lao động bị thu hồi do người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi kèm theo văn bản của người sử dụng lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã nhận giấy phép lao động bị thu hồi của người sử dụng lao động.
Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
+ Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài đã được cấp;
+ Văn bản nêu rõ lý do từng trường hợp thu hồi, các trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): không
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Thu hồi giấy phép lao động.
+ Văn bản xác nhận đã nhận giấy phép lao động thu hồi trong trường hợp giấy phép lao động hết hạn.
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, để thực hiện việc thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài thì người sử dụng lao động cần phải thực hiện theo như trình tự và thủ tục đã được nêu ra ở trên. Bên cạnh đó thì sau khi đã thu hồi được giấy phép lao động cho người nước ngoài thì người sử dụng lao động cần phải lập văn bản và thực hiện việc nộp trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền của pháp luật có thẩm quyền xác nhận và giải quyết vụ việc này.