Căn cứ Điều 7 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, trình tự kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính như sau.
Trình tự kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính:
Căn cứ Điều 7 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, trình tự kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính như sau:
* Đối với văn bản quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này:
– Ngay sau khi Lãnh đạo Bộ ký ban hành văn bản, Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo thực hiện tự kiểm tra, nếu phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật thì phải dừng ngay việc phát hành. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm trình Bộ văn bản mới thay thế;
– Trường hợp sau khi phát hành, đăng công báo, gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân mới phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật, việc xử lý văn bản được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập Hồ sơ kiểm tra văn bản gồm các tài liệu:
– Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Văn bản được kiểm tra;
– Văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật;
– Các tài liệu khác có liên quan đến việc xử lý văn bản.
Bước 2:
Gửi Hồ sơ của văn bản có nội dung trái pháp luật lấy ý kiến của Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. Trong thời gian 3 ngày làm việc các đơn vị có trách nhiệm tham gia ý kiến vào những nội dung thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính liên tịch ban hành, sau khi lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ, phải trình Bộ để gửi Hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật đến cơ quan liên tịch (với Bộ Tài chính) để lấy ý kiến và thống nhất ban hành văn bản đề xuất xử lý các nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra.
Bước 3: Trình Bộ (qua Vụ Pháp chế) kết quả tổng hợp ý kiến, đề xuất xử lý văn bản. Tài liệu trình Bộ gồm:
* Đối với văn bản quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này
– Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm thì thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này. Riêng văn bản có nội dung giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ, đơn vị gửi Vụ Pháp chế Bộ để thực hiện kiểm tra trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ban hành, đồng thời, tổng hợp báo cáo theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Vụ Pháp chế Bộ kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm thì
Đối với văn bản do Vụ Pháp chế Bộ chủ trì soạn thảo, thực hiện tự kiểm tra, lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ có liên quan và trình Bộ phương án xử lý.
– Trường hợp kiểm tra phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, các đơn vị tiến hành kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thực hiện trao đổi với Vụ Pháp chế Bộ và các đơn vị có liên quan trình Bộ phương án xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 26 Nghị định 40/2010/NĐ-CP. Sau khi kiểm tra và trình Bộ, sao gửi Vụ Pháp chế Bộ 01 bản để theo dõi, tổng hợp.