Hiện nay, trong tố tụng khi Tòa án có giấy triệu tập thì các đương sự cần sắp xếp thời gian để đến tham gia phiên tòa, tuy nhiên thực tế nhiều trường hợp các bên đương sự mặc dù Tòa án đã có giấy triệu tập hợp lệ hai lần vẫn vắng mặt. Vậy, Triệu tập hợp lệ hai lần là gì? Vẫn vắng mặt, Tòa án xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Triệu tập hợp lệ hai lần là gì?
Pháp luật tố tụng dân sự cụ thể căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 48
Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 78 BLTTDS quy định quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, trong đó:
Người làm chứng phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
– Trường hợp lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp;
– Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp trong trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết, ngoại trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
Từ những quy định nêu trên cho thấy việc “triệu tập” của Tòa án còn có thể thực hiện đối với hoạt động lấy lời khai đối với người làm chứng tại Tòa án chứ không phải chỉ có việc Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa, phiên họp.
Như vậy, có thể hiểu triệu tập hợp lệ lần hai chính là việc Tòa án triệu tập các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng,… đến Tòa án, phiên tòa, phiên họp hoặc các hoạt động khác có liên quan nhưng lần thứ nhất họ không đến. Do đó Thẩm phán triệu tập lần hai đối với người tham gia Tòa án, phiên họp, phiên tòa,…
2. Xử lý khi triệu tập hợp lệ hai lần vẫn vắng mặt:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 227
Ngoại trừ trường hợp đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai họ phải có mặt tại phiên tòa. Trường hợp, thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa nếu đương sự vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, trường hợp mà không vì trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:
– Ngoại trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì nguyên đơn sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó. Nguyên đơn hoàn toàn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
– Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt trong trường hợp bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa.
– Ngoại trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
– Ngoại trừ trường hợp Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Do vậy, theo quy định nêu trên, khi nguyên đơn, bị đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp để xử lý.
3. Trường hợp nào tòa án vẫn xét xử vụ án khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa?
Căn cứ theo quy định tại Điều 228
– Nguyên đơn, bị đơn, người đại diện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nguyên đơn, bị đơn vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
– Các trường hợp đã phân tích tại mục 2 nêu trên, cụ thể bao gồm các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Nguyên đơn, bị đơn khi có giấy triệu tập lần thứ hai mà vắng mặt nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì phiên tòa sơ thẩm vẫn diễn ra.
+ Trường hợp 2: Nguyên đơn, bị đơn nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
+ Trường hợp 3: Nguyên đơn, bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
Ngoại trừ trường hợp người nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, trường hợp nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn trường hợp bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa;
Ngoại trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
4. Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa thì có quyền kháng cáo bản án không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 271
– Đương sự;
– Người đại diện hợp pháp của đương sự;
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện
Những người nêu trên hoàn toàn có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Do vậy, bị đơn vắng mặt vẫn có quyền được kháng cáo theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:
– Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng hoặc khởi kiện không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa tuy nhiên các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện lại vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
– Thời hạn kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định tạm đình chỉ của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
– Đối với các đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Đối với người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;