Tranh chấp lấn chiếm đất đai hòa giải tại xã không thành phải làm thế nào? Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận giải quyết như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi giữa gia đình em và hàng xóm có tranh chấp đất và hàng xóm nhà em đã kiện lên UBND ,người trên UBND đã xuống đo đất cả hai nhà nhưng kết quả là cả hai nhà đều thiếu. Đất nhà em còn bị thiếu nhiều hơn so với hàng xóm nhưng bên hàng xóm cứ đòi lấy đất của họ cho đủ vậy đồng nghĩa đất của gia đình em đẫ thiếu còn thiếu nhiều hơn .Họ lại tiếp tục kiện cho bằng được .Bây giờ gia đình em phải làm sao ạ (nhà hàng xóm không chịu thỏa thuận)
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại cơ sở. Như vậy, trường hợp của gia đình bạn đã tiến hành hòa giải tranh chấp lại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nhưng vẫn không thành thì được giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lưa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
Do bạn không cung cấp cụ thể thông tin về việc hai gia đình đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 hay chưa nên chúng tôi sẽ đặt ra hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì tranh chấp đất đai sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết.
Căn cứ quy định tại Điều 26, Điều 35, Điều 39
Trường hợp 2: Nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức để giải quyết tranh chấp đất đai:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, theo đó: Khoản 3 Điều 203 quy định về Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, một trong hai bên có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất giải quyết.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh như sau:
Bạn cần nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết. Theo đó, cơ quan tham mưu thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải, tổ chức cuộc họp giữa các ban, ngành liên quan và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, bao gồm:
Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất giải quyết.
Như vậy, nếu hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành, gia đình bạn có thể tham khảo những phương thức giải quyết trên