Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật do Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan chuyên ngành cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập Ban soạn thảo hoặc chỉ định từ cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc.
1.1. Xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
Ban soạn thảo có trách nhiệm chuẩn bị việc biên soạn dự thảo: Thu thập, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước; Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Chuẩn bị và thông qua đề cương chi tiết việc triển khai dự án kèm theo khung nội dung dự thảo; Các công việc khác có liên quan. Sau đó Ban soạn thảo có trách nhiệm triển khai việc biên soạn dự thảo.
Khi dự thảo hoàn thành sơ bộ thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải gửi dự thảo kèm theo thuyết minh đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến. Đồng thời
Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Ban soạn thảo xử lý, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và lập hồ sơ dự thảo quy chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của
1.2. Thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thảo theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của
Trên cơ sở kết quả thẩm định, lập hồ sơ thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định việc
1.3. Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
Đối với dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (bao gồm cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành) do các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện như sau: Trường hợp nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, cơ quan ngang Bộ hoàn thiện dự thảo và quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định; Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện như sau: Trường hợp ý kiến thẩm định nhất trí với dự thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định; Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương:
2.1. Xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương:
Tuỳ theo điều kiện cụ thể UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban soạn thảo hoặc chỉ định cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan của địa phương xây dựng dự thảo. Biên soạn dự thảo theo trình tự quy định. Tổ chức lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc xem xét hồ sơ, gửi dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến. Đồng thời thông báo về việc lấy ý kiến về dự thảo trên trang tin điện tử (website) (nếu có) hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của UBND và Sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương. Thời gian lấy ý kiến ít nhất phải là sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo đi. Trong trường hợp cấp thiết, thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Ban soạn thảo hoàn chỉnh lại và lập hồ sơ dự thảo theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP trình uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển hồ sơ đến Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng quy định tại Điều 23 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP để tổ chức xem xét, cho ý kiến.
Trường hợp đối tượng của quy chuẩn kỹ thuật địa phương thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ, hồ sơ dự thảo phải được chuyển đến cơ quan thuộc Chính phủ tương ứng để tổ chức xem xét, cho ý kiến.
2.2. Thẩm định quy chuẩn kỹ thuật địa phương:
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc thực hiện có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thảo theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì chuyển hồ sơ đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hoàn chỉnh.
2.3. Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương:
Nếu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đồng ý ban hành thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định ban hành. Nếu không đồng ý thì Ban soạn thảo có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, lập lại hồ sơ và gửi lấy ý kiến lại của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ được quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được phân công quản lý lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.