Khái quát về tổ chức tư vấn xây dựng và thi công xây dưng? Trách nhiệm của tổ chức tư vấn xây dựng và thi công xây dựng?
Hoạt động xây dựng nói chung và thi công xây dựng nói riêng là hoạt động chuyên môn, đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải được đào tạo kiến thức, kỹ năng trong quá trình thực hiện nghề nghiệp của mình nhằm đảm bảo cho công trình xây dựng vừa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật an toàn lại mang tính thẩm mỹ cao. Thực tế, các nhà đầu tư, nhà thầu có thể thực hiện được cơ bản các chức năng của mình trong quá trình xây dựng, thi công xây dựng, nhưng họ hoàn toàn có quyền thuê tổ chức tư vấn, đây là những tổ chức hoạt động nghề nghiệp thường xuyên, có kinh nghiệm, năng lực để đảm bảo được tất cả các tiêu chuẩn của một công trình xây dựng. Vậy, tổ chức tư vấn xây dựng và thi công xây dựng là gì? có vai trò, trách nhiệm như thế nào, Luật Dương Gia sẽ có câu trả lời ngay trong bài viết dưới đấy.
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Văn bản hợp nhất
Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Khái quát về tổ chức tư vấn xây dựng và thi công xây dựng?
Tư vấn xây dựng là một hoạt động da dạng, trong công nghiệp xây dựng, kiến trúc, quy hoạch,…điều đó dẫn đến khi nhắc đến tổ chức tư vấn xây dựng và thi công công trình người ta sẽ nghĩ tới đa dạng các tổ chức, hay nói cách khác, tổ chức tư vấn xây dựng và thi công công trình là thuật ngữ được nhắc chung cho các tổ chức tư vấn như tổ chức tư vấn thiết kế; Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng; tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng.
Tổ chức tư vấn xây dựng là những tổ chức đáp ứng điều kiện luật định, là những đơn vị chuyên ngành, có đủ năng lực để hoạt động một cách độc lập về mặt pháp lý, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua hợp đồng dịch vụ xác lập với nhà đầu tư hoặc nhà thầu.
Như đã nói ở trên, tổ chức tư vấn xây dựng khá đa dạng, do đó, khi tìm hiểu quy định của pháp luật tác giả nhận thấy có hai tổ chức tư vấn có vai trò cực kỳ quan trọng đó là tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng và tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng, điều kiện năng lực của hai tổ chức nay được ghi nhận lần lượt tại các điều 94 và 96 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo quy mô, loại dự án.
Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
Hạng I: Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I; Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng hạng I phù hợp với công việc đảm nhận; Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận; Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.
Hạng II: Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên; Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với công việc đảm nhận; Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận; Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên.
Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên; Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận; Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận.
Điều kiệu năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng. Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng.
Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
Hạng I: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình; Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.
Hạng II: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình; Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.
Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Việc phân hạng năng lực trong việc xem xét điều kiện năng lực là căn cứ để tổ chức tư vấn xây dựng được thực hiện đúng với trình độ, kỹ năng của mình, cũng là cơ sở để nhà đầu tư xác định tổ chức tư vấn phù hợp với dự án, công trình xây dựng mà mình đầu tư.
2. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn xây dựng và thi công xây dựng?
Thực tế trách nhiệm của tổ chức tư vấn xây dựng và thi công công trình không được pháp luật quy định một cách cụ thể mà được thực hiện dựa trên hợp đồng giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn. Điển hình, trong lĩnh vực giám sát thi công công trình, tổ chức tư vấn thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung (theo quy định tại Khoản 2, Điều 19, Nghị định 06/2021):
Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và
Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;
Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;
Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;
Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;
Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng;
Thực hiện các công tác nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Bản chất của các hoạt động này được pháp luật ghi nhận trước hết thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư nếu có đủ năng lực, hoạt động của tổ chức tư vấn chỉ phát sinh trên cơ sở quyền quyết định thuê tổ chức này có đủ điều kiện năng lực (đã được nêu ở mục 1) của chủ đầu tư, do đó, tổ chức tư vấn phải thực hiện theo đúng năng lực, trách nhiệm của mình trên cơ sở hợp đồng đã ký kết với khách hàng.