Trong giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy rằng, an toàn giao thông là một vấn đề rất quan trọng và được tất cả mọi người quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tách nhiệm của mọi người dân khi tham gia giao thông?
Mục lục bài viết
1. Lý do cần phải có trách nhiệm khi tham gia giao thông?
Trách nhiệm được hiểu cơ bản chính là điều mà các chủ thể phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về chính bản thân mình hay chúng ta cũng có thể hiểu trách nhiệm là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mỗi người, mỗi người đều phải bảo đảm bản thân làm đúng đắn, nếu sai trái thì sẽ cần phải chịu phần hậu quả.
Trong giai đoạn hiện nay, người dân đang ngày càng thiếu ý thức khi tham gia giao thông; đặc biệt là khi tham gia giao thông đường bộ. Nhiều người dân bất chấp những quy định của pháp luật mà điều khiển phương tiện giao thông chạy theo ý muốn của mình; bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của người khác. Ta nhận thấy rằng, các hành vi này rất đáng bị lên án và sẽ cần phải bị trừng phạt bởi các chế tài của pháp luật hiện hành.
Một số trường hợp người dân không có; hoặc thiếu ý thức khi tham gia giao thông là do người dân đó không hiểu biết pháp luật quy định những gì. Và cũng từ đó, khi tham gia giao thông, họ không biết điều khiển phương tiện giao thông như thế nào là đúng theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, mà việc này cũng đã dẫn đến những hệ quả mà không ai mong muốn.
Bên cạnh đó, khi điều khiển giao thông người tham gia giao thông đã không nhường đường hoặc không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh, sự điều khiển của các chủ thể là những người kiểm soát giao thông. Khi làm việc với cảnh sát giao thông, người dân vẫn còn thiếu văn hoá trong quá trình cư xử, hành vi, thái độ.
Chính vì thực trạng ý thức của người dân khi tham gia giao thông còn quá thấp nên cũng từ đó mà Nhà nước sẽ cần có những giải pháp để tự họ ý thức; nâng cao ý thức của người dân khi họ tham gia giao thông.
Ta nhận thấy rằng, tai nạn giao thông vẫn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều chủ thể khi các chủ thể đó tham gia giao thông, trong đó nguyên nhân chính của vấn nạn này đó là bắt nguồn từ ý thức tham gia giao thông của người dân. Cũng chính vì thế để có thể giảm thiểu tai nạn giao thông, Nhà nước yêu cầu mỗi người dân khi tham gia giao thông đều sẽ cần phải nâng cao ý thức của bản thân và các chủ thể đều phải có trách nhiệm với hành vi của mình.
2. Trách nhiệm của mọi người dân khi tham gia giao thông:
Để nhằm mục đích đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội, khi người dân tham gia giao thông, mỗi một người dân đều sẽ cần phải có trách nhiệm khi tham gia giao thông.
Cụ thể trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông đó chính là mọi người dân đều cần phải tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chấp hành các hiệu lệnh, hướng dẫn của các đối tượng là những người điều khiển giao thông hoặc của các đối tượng là những người người kiểm soát giao thông.
Các quy tắc giao thông được quy định cụ thể trong
– Người tham gia giao thông phải tham gia cấp cứu và bảo vệ tài sản của các chủ thể người bị nạn, bảo vệ hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông. Cụ thể như sau:
+ Chủ thể là người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
+ Chủ thể là người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của
+ Chủ thể là người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
+ Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm bảo vệ hiện trường.
+ Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn.
+ Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
+ Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm bảo vệ tài sản của người bị nạn.
+ Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với chủ thể là người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở các đối tượng là những người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự sẽ không bắt buộc thực hiện trách nhiệm này
– Người tham gia giao thông phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ các công trình giao thông, thiết bị an toàn giao thông. Trong trường hợp người tham gia giao thông phát hiện công trình, thiết bị có dấu hiệu không đảm bảo an toàn giao thông hoặc có dấu hiệu bị hư hỏng, bị xâm hại thì người tham gia giao thông cần phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu cho các đối tượng người tham gia giao thông biết và khẩn trương
Như vậy, ta nhận thấy, trách nhiệm của người tham gia giao thông là rất lớn và quan trọng. Mỗi người khi tham gia giao thông đều cần có trách nhiệm thực hiện các việc làm trên để nhằm mục đích đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội.
3. Ý thức trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông:
Văn hóa giao thông ở tại nước ta trong giai đoạn hiện vẫn đang là bài toán lớn; đòi hỏi lời giải cấp thiết từ không chỉ phía các cơ quan chức năng mà còn ở cả các người dân. Thực tế thì các vấn đề giao thông chủ yếu xuất phát từ ý thức; thái độ, trách nhiệm của đại bộ phận các đối tượng là những người tham gia giao thông. Chính vì vậy, cơ quan nhà nước ta sẽ cần có những giải pháp tối ưu nhất để nhằm mục đích có thể nâng cao ý thức của người dân; để mỗi người dân tham gia giao thông an toàn, hiệu quả; bảo đảm quản lý tốt trật tự, an toàn giao thông trên đất nước.
Ý thức tham gia giao thông của người dân được biểu hiện qua những việc cụ thể như sau:
– Ý thức chấp hành quy định pháp luật của người tham gia giao thông:
Mỗi người dân đều sẽ cần phải biết những quy định pháp luật cơ bản về giao thông để chấp hành cho đúng. Chấp hành pháp luật giao thông tốt hay không như chúng ta đã biết sẽ chủ yếu do ý thức của mỗi người dân. Mỗi người dân sẽ buộc phải nâng cao ý thức chấp hành một cách tự giác các quy định của pháp luật khi chủ thể đó tham gia giao thông.
– Ý thức giúp đỡ người bị tai nạn giao thông của người tham gia giao thông:
Việc giúp đỡ người bị tai nạn giao thông cũng là một trong số những trường hợp được rất nhiều người quan tâm đến bởi vì có rất nhiều người sợ ảnh hưởng đến bản thân. Bởi vì khi giúp các chủ thể là những người tai nạn giao thông; người dân cũng đã phần nào góp phần nâng cao ý thức tham gia an toàn; khi lưu thông trên đường.
– Ý thức chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển hay người kiểm soát giao thông của người tham gia giao thông:
Khi tham gia giao thông các chủ thể đều cần phải nâng cao ý thức chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển hay người kiểm soát giao thông. Mỗi người dân đều cần phải biết chạy với tốc độ an toàn; kèm theo đó là các chủ thể đều sẽ biết nhường đường khi có tín hiệu; hiệu lệnh xin đường của những người điều khiển phương tiện khác. Hoặc các chủ thể là những người tham gia giao thông sẽ cần phải nhường đường cho một số loại xe ưu tiên khác; khi các chủ thể tham gia giao thông sẽ phải chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, mỗi người dân đều cần phải là người tham gia giao thông có văn hoá, có ý thức cao khi ứng xử đối với lực lượng chức năng kiểm soát giao thông.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ 2008.